MỖI CLICK VÀO QUẢNG CÁO SẼ GIÚP CHÚNG TÔI PHỤC VỤ CÁC BẠN TỐT HƠN

Đề kiểm tra Ngữ văn 6 cuối kì 1 có ma trận, đặc tả

Kính gửi đến quý thầy cô đề kiểm tra cuối kì 1 ngữ văn 6 năm học 2022 - 2023. Đề gồm có ma trận, bản đặc tả, đề kiểm tra ngữ văn 6 cuối kì 1 và hướng dẫn chấm.

UBND QUẬN HẢI CHÂU

TRƯỜNG THCS LÊ THÁNH TÔN

___________

ĐỀ CHÍNH THỨC

KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 6

 

I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA

Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn năng lực, phẩm chất trong chương trình của học kì 1 (từ tuần 1 – tuần 15), môn Ngữ văn lớp 6 bộ theo các nội dung: Thơ lục bát; truyện đồng thoại; viết bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân.

II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA

            Kiểm tra theo hình thức kết hợp trắc nghiệm 60%, tự luận 40%.

III. THIẾT LẬP MA TRẬN, ĐẶC TẢ

Đề kiểm tra Ngữ văn 6 cuối kì 1 có ma trận, đặc tả
Đề kiểm tra Ngữ văn 6 cuối kì 1 có ma trận, đặc tả

1. Khung ma trận đề kiểm tra cuối kì I

TT

Kĩ năng

Đơn vị kiến thức / kĩ năng

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

Truyện đồng thoại

3 câu

 

5 câu

 

 

2 câu

0

0

60%

2

Viết

Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân

0

1* câu

0

1* câu

0

1* câu

0

1* câu

40%

Tổng

15%

5%

25%

15%

0%

30%

0

10%

100%

Tỉ lệ %

20%

40%

30%

10%

 

Tỉ lệ chung

60%

40%

 

 

2. Bản đặc tả đề kiểm tra

TT

Kĩ năng

Đơn vị kiến thức / kĩ năng

Mức độ nhận thức

Số câu hỏi

theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Truyện đồng thoại

Nhận biết:

- Nhận biết được chi tiết tiêu biểu, nhân vật, đề tài, cốt truyện, lời người kể chuyện và lời nhân vật.

- Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba.

- Nhận ra từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy); từ đa nghĩa và từ đồng âm, các thành phần của câu. Thông hiểu:

- Tóm tắt được cốt truyện.

- Nêu được chủ đề của văn bản.

- Phân tích được tình cảm, thái độ của người kể chuyện thể hiện qua ngôn ngữ, giọng điệu.

- Hiểu và phân tích được tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể, cách kể chuyện.

 - Phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật.

- Giải thích được nghĩa thành ngữ thông dụng, yếu tố Hán Việt thông dụng; nêu được tác dụng của các biện pháp tu từ (ẩn dụ, hoán dụ), công dụng của dấu chấm phẩy, dấu ngoặc kép được sử dụng trong văn bản.

Vận dụng:

- Trình bày được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản gợi ra.

- Chỉ ra được điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật trong hai văn bản

3TN

 

5TN

 

2TL

 

 

2

Viết

Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc.

Nhận biết:

Thông hiểu:

Vận dụng:

Vận dụng cao: Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân; sử dụng ngôi kể thứ nhất để chia sẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể

1TL*

1TL*

1TL*

1TL*

Tổng số câu hỏi

 

3 TN

1TL*

5TN

1TL*

2TL

1TL*

1TL*

Tỉ lệ %

 

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

 

60%

40%

 

3. Đề kiểm tra

 

        UBND QUẬN HẢI CHÂU

TRƯỜNG THCS LÊ THÁNH TÔN

___________

ĐỀ CHÍNH THỨC

KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 6

Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

Đề gồm có 02 trang

 PHẦN I – PHẦN ĐỌC (6,0 điểm)

Đọc văn bản và thực hiện yêu cầu nêu bên dưới :

Trời mưa. Rô mẹ dặn Rô Ron:

- Mẹ đi kiếm mồi, con ở nhà, chỉ nên chơi ở gần nhà, chớ đi đâu xa kẻo lạc đường, con nhé!

Trời vừa lạnh, Rô Ron và Cá Cờ cùng lượn chơi trước cửa hang. Thấy một dòng nước róc rách chảy xuống hồ, Rô Ron bảo bạn:

 - Chúng mình cùng vượt dòng nước nhé!

Cá Cờ ngắm dòng nước lóng lánh như đang lách qua những búi cỏ xanh chảy rì rào rồi vẫy đuôi nói:

- Nhưng mẹ tớ dặn không được rong chơi xa. Hay là chúng ta chơi quanh đây thôi.

 - Thế thì cậu hãy xem tớ rạch lên bờ đây này!

Vừa nói Rô Ron vừa giương vây, nhún mình lấy đà phóng lên. Lên khỏi bờ, Rô Ron bơi theo dòng nước và say mê ngắm cảnh trời mây, đồng lúa ... Rô Ron nhìn thấy một cô Bướm có đôi cánh màu tím biếc. Rô Ron liền bơi theo và hỏi:

 - Bướm ơi! Bạn có nhanh bằng tôi không?

Cứ thế, Rô Ron mải bơi theo bướm. Nào ngờ, dòng nước cạn dần rồi rút kiệt. Rô Ron bị mắc cạn. Chú cố hết sức mình lóc đi, nhưng vẫn chẳng ăn thua gì. Mệt quá, Rô Ron đành phải nằm phơi mình trên mặt đất. Nghĩ đến mẹ, Rô Ron tủi thân muốn khóc.

May thay, chị Gió Nhẹ lướt qua. Thấy Rô Ron bị mắc cạn, chị dừng lại và nói:

            - Để chị giúp em!

Nói rồi, chị Gió Nhẹ bay đi tìm chị Gió Mạnh báo tin. Hai chị Gió đập cánh gọi các cô Mây về. Những cô Mây đang bay lang thang bỗng ùn ùn kéo đến. Bầu trời đen kịt lại. Chị Gió Mạnh vẫn đập cánh liên hồi. Các cô Mây biến thành những giọt mưa. Trời mưa to, nước tràn qua các bụi cờ tạo nên những dòng nước chảy xuống hồ. Rô Ron mừng rỡ, theo dòng nước bơi về.

Khi Rô Ron về đến hồ thì gặp Cá Cờ đang dẫn Rô mẹ đi tìm. Lo cho con, Rô mẹ đã khóc đỏ cả mắt. Rô Ron hối hận dụi đầu vào lòng mẹ.

(Trích “Cá Rô Ron không vâng lời mẹ”, Văn Hồng,

NXB Giáo dục Việt Nam)

Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất từ câu 1 đến câu 8 (mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm)

Câu 1 : Văn bản trên thuộc thể loại nào?

A.    Truyện cổ tích.                                            

B.    Truyện truyền thuyết.                                  

C.    Truyện đồng thoại.

D.    Truyện ngụ ngôn.

Câu 2: Nhận xét nào sau đây nêu lên đặc điểm của nhân vật trong văn bản trên?

A.    Nhân vật là loài vật, sự vật được nhân cách hóa như con người.

B.    Nhân vật là loài vật, sự vật có liên quan đến lịch sử. 

C.   

 

Trang 1

Nhân vật là loài vật, sự vật có những đặc điểm kì lạ.

D.    Nhân vật là loài vật, sự vật gắn bó thân thiết với con người.

Câu 3: Văn bản trên sử dụng ngôi kể nào?

A.    Ngôi kể thứ nhất.                                                    

B.    Ngôi kể thứ hai.

C.    Ngôi kể thứ ba

D.    Kết hợp 2 ngôi kể.

Câu 4: Nhân vật Rô Ron trong câu chuyện làm em liên tưởng đến nhân vật nào trong tác phẩm nào đã học? Vì sao?

A. Nhân vật Dế Choắt trong “Bài học đường đời đầu tiên”, vì cả hai đều rất nhát gan, yếu đuối.

B.  Nhân vật Dế Mèn trong “Bài học đường đời đầu tiên”, vì cả hai nhận được bài học từ sai lầm.

C. Nhân vật Bọ Dừa trong “Giọt sương đêm”, vì cả hai không vâng lời mẹ, bỏ nhà đi chơi xa.

D. Nhân vật cô Gió trong “Cô Gió mất tên”, vì cả hai thích phiêu lưu khắp nơi đến quên về nhà.

Câu 5: Lời nói nào sau đây cho thấy sự hiếu thắng, muốn hơn thua của Rô Ron?

A.    Chúng mình cùng vượt dòng nước nhé!

B.    Thế thì cậu hãy xem tớ rạch lên bờ đây này!

C.    Bướm ơi! Bạn có nhanh bằng tôi không?

D.    Nghĩ đến mẹ, Rô Ron tủi thân muốn khóc.          

Câu 6: Dòng nào nêu đúng các nguyên nhân khiến Ro Ron bị mắc cạn?

A.    Vì ham chơi, hiếu thắng, thích thể hiện và không vâng lời mẹ.

B.    Vì không vâng lời mẹ chỉ chơi ở gần nhà mà thích đi chơi xa.

C.    Vì không vâng lời mẹ dặn và mải mê bơi theo bướm.

D.    Vì mải bơi theo bướm mà không nhận ra dòng nước cạn.

Câu 7: Trong câu văn “Cá Cờ ngắm dòng nước lóng lánh như đang lách qua những búi cỏ xanh chảy rì rào”, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào?

A.    Nhân hóa, điệp ngữ

B.    Nhân hóa, so sánh

C.    So sánh, điệp ngữ

D.    Ẩn dụ, so sánh

Câu 8: Từ  hối hận trong câu Rô Ron hối hận dụi đầu vào lòng mẹ. có nghĩa là gì?

A.    Thấy mình là người đáng trách, đáng bị trừng phạt vì đã phạm lỗi lầm.

B.    Cảm thấy hỗ thẹn vì mình không bằng người khác ở phương diện nào đó.

C.    Cảm thấy buồn và không thể chấp nhận kết quả việc làm không như mong muốn.

D.    Lấy làm tiếc và cảm thấy đau khổ, day dứt khi nhận ra điều lầm lỗi của mình.

Câu 9 (1,0 điểm) : Qua văn bản trên, em rút ra được bài học gì? (Nêu ít nhất 2 bài học)

Câu 10 (1,0 điểm): Có bạn cho rằng hành động bơi theo dòng nước của Rô Ron vừa đáng trách vừa không đáng trách. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?

PHẦN II – PHẦN VIẾT : (4,0 điểm)

Có chuyến đi nào để lại trong em ấn tượng khó phai. Hãy kể lại một chuyến đi đáng nhớ mà em đã trải qua. 

------ HẾT ------

 

 

UBND QUẬN HẢI CHÂU

TRƯỜNG THCS LÊ THÁNH TÔN

HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2022 – 2023

MÔN : Ngữ Văn – Lớp 6

Phần

ĐÁP ÁN

Điểm

 

I. Đọc

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

C

A

C

B

C

A

B

D

Mỗi câu trả lời đúng: (0,5 đ)

4,0 đ

 

 

Câu 9: Học sinh có thể trả lời hướng vào các ý sau:

Bài học:

- Phải nghe và nhớ lời mẹ dặn.

- Không bị cám dỗ với những thứ xung quanh.

- Đi chơi nên xin phép bố mẹ hoặc có người thân đi cùng.

- Nên giúp đỡ người khác lúc khó khăn.

Lưu ý: HS nêu được 02 ý trở lên thì đạt 1,0 điểm; nêu được 1 ý thì đạt 0,5 điểm

 

1,0 đ

 

Câu 10: Hs có thể có những câu trả lời khác nhau miễn là phù hợp:

- HS đồng ý hoặc không đồng ý nhưng lí giải phù hợp lí do chọn.

- Học sinh có thể trả lời hướng vào các ý sau:

+ Vừa đáng trách: Hành động bơi theo dòng nước của Rô Ron mà chưa xin phép ai có thể gây nguy hiểm đến bản thân và dễ bị lạc. (0,5 đ)

+ Vừa không đáng trách: Rô Ron bơi theo dòng nước cũng chỉ nhằm tìm tòi, khám phá những điều hay, những cái đẹp xunh quanh. (0,5 đ)

1,0 đ

 

II. Viết

 

 

 

Làm văn: Đây là dạng câu hỏi kiểm tra kiến thức và kĩ năng hình thành văn bản nên học sinh cần đảm bảo yêu cầu về hình thức bài văn; bố cục, kết cấu và diễn biến câu chuyện hợp lí, logic; đảm bảo các yêu cầu về diễn đạt, dùng từ, chính tả; biết kết hợp giữa ngôn ngữ kể chuyện và sử dụng các yếu tố miêu tả một cách có hiệu quả; …

 

 

4,0 đ

 

 

a) Đảm bảo yêu cầu về hình thức bài văn: Mở bài giới thiệu chung về câu chuyện được kể, Thân bài kể lại nội dung câu chuyện, Kết bài khái quát ý nghĩa, bài học từ câu chuyện.

0,25 đ

 

b) Xác định đúng yêu cầu đề: kể lại một chuyến đi đáng nhớ.

0,5 đ

 

c) Triển khai nội dung câu chuyện: Học sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo yêu cầu về kiến thức và kĩ năng làm văn tự sự với các ý chính cơ bản sau:

- Mở bài: Giới thiệu khái quát được chuyến đi.

- Thân bài:

+ Nêu lí do có chuyến đi đáng nhớ.

+ Kể hành trình chuyến đi: bắt đầu, trên đường đi, điểm đến, …

+ Kể lại sự việc đáng nhớ hoặc miêu tả quang cảnh thiên nhiên, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, … nơi em đã đi qua.

- Kết bài:

+ Điều đáng nhớ nhất ở chuyến đi?

+ Suy nghĩ về bài học rút ra từ chuyến đi hoặc mong ước về những chuyến đi bổ ích tiếp theo, …

 

 

 

 

 

 

 

 

2,5

 

d) Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25 đ

 

e) Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về ý nghĩa, tác dụng của câu chuyện.

0,5 đ

 

* Lưu ý: Trên đây chỉ là những gợi ý mang tính định hướng chung. Giáo viên căn cứ vào những bài làm cụ thể của học sinh, linh hoạt chấm điểm cho phù hợp, khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo.

 


Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

Liên kết

Quảng cáo