MỖI CLICK VÀO QUẢNG CÁO SẼ GIÚP CHÚNG TÔI PHỤC VỤ CÁC BẠN TỐT HƠN

Đề kiểm tra Ngữ văn 7 cuối kì 1 có ma trận, đặc tả, đáp án

Kính gửi đến quý thầy cô đề kiểm tra cuối kì 1 ngữ văn 7 năm học 2022 - 2023. Đề gồm có ma trận, bản đặc tả, đề kiểm tra ngữ văn 7 cuối kì 1 và hướng dẫn chấm.

UBND QUẬN ...

TRƯỜNG THCS ...

___________

ĐỀ CHÍNH THỨC

KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 7

 

I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA

Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn năng lực, phẩm chất trong chương trình của học kì 1 (từ tuần 1 – tuần 15), môn Ngữ văn lớp 7 bộ theo các nội dung: Thơ bốn chữ - năm chữ; thơ tự do; viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc.

II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA

            Kiểm tra theo hình thức kết hợp trắc nghiệm 60%, tự luận 40%.

III. THIẾT LẬP MA TRẬN, ĐẶC TẢ

Đề kiểm tra Ngữ văn 7 cuối kì 1 năm học 2022 - 2023
Đề kiểm tra Ngữ văn 7 cuối kì 1 năm học 2022 - 2023

1. Khung ma trận đề kiểm tra cuối kì I

TT

Kĩ năng

Đơn vị kiến thức / kĩ năng

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

 

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

 

1

Đọc hiểu

Thơ (thơ bốn chữ, năm chữ)

3 câu

 

5 câu

 

 

2 câu

0

0

60%

2

Viết

Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc.

0

1* câu

0

1* câu

0

1* câu

0

1* câu

40%

Tổng

15%

5%

25%

15%

0

30%

0

10%

100%

Tỉ lệ %

20%

40%

30%

10%

 

Tỉ lệ chung

60%

40%

 

 

 

2. Bản đặc tả đề kiểm tra

TT

Kĩ năng

Đơn vị kiến thức / kĩ năng

Mức độ nhận thức

Số câu hỏi

theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Thơ (thơ bốn chữ, năm chữ)

Nhận biết:

- Nhận biết được từ ngữ, vần, nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ.

- Nhận biệt được bố cục, những hình ảnh tiểu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ.

- Xác định được số từ, phó từ.

Thông hiểu:

- Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

- Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Phân tích được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ.

- Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu chấm lửng.

Vận dụng:

- Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân.

- Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu

3TN

 

5TN

 

2TL

 

 

2

Viết

Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc.

Nhận biết:

Thông hiểu:

Vận dụng:

Vận dụng cao: Viết được bài văn biểu cảm (về con người hoặc sự việc): thể hiện được thái độ, tình cảm của người viết với con người / sự việc; nêu được vai trò của con người / sự việc đối với bản thân

1TL*

1TL*

1TL*

1TL*

Tổng số câu hỏi

 

3 TN

1TL*

5TN

1TL*

2TL

1TL*

1TL*

Tỉ lệ %

 

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

 

60%

40%

3. Đề kiểm tra (trang sau)

                           


        UBND QUẬN HẢI CHÂU

TRƯỜNG THCS LÊ THÁNH TÔN

___________

ĐỀ CHÍNH THỨC

 

KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

Đề gồm có 02 trang

PHẦN I: PHẦN ĐỌC (6.0 điểm)            Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:


LỜI RU CỦA MẸ


Lời ru ẩn nơi nào
Giữa mênh mang trời đất
Khi con vừa ra đời
Lời ru về mẹ hát

Lúc con nằm ấm áp
Lời ru là tấm chăn
Trong giấc ngủ êm đềm
Lời ru thành giấc mộng

Khi con vừa tỉnh giấc
Thì lời ru đi chơi
Lời ru xuống ruộng khoai
Ra bờ ao rau muống

Và khi con đến lớp
Lời ru ở cổng trường
Lời ru thành ngọn cỏ
Đón bước bàn chân con

Mai rồi con lớn khôn
Trên đường xa nắng gắt
Lời ru là bóng mát
Lúc con lên núi thẳm
Lời ru cũng gập ghềnh
Khi con ra biển rộng
Lời ru thành mênh mông.

 

(Thơ Xuân Quỳnh, Kiều Văn chủ biên,

NXB Đồng Nai, 1997, dẫn theo thivien.net)

Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất từ câu 1 đến câu 8 (mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm)

Câu 1: Dòng nào nêu đúng đặc điểm hình thức của thể thơ của bài thơ trên?

A. Thơ tự do, không chia khổ, gieo vần chân.

B.  Thơ 5 chữ, không chia khổ, gieo vần liền.

C. Thơ 5 chữ, chia khổ và gieo vần linh hoạt.

D. Thơ 5 chữ, chia khổ 4 dòng, gieo vần chân.

Câu 2: Bài thơ chủ yếu ngắt nhịp như thế nào?

A.    2/3 và 3/2.

B.    2/3 và 1/4.

C.    3/2 và 1/4.

D.    Tự do.

Câu 3: Từ nào là phó từ trong đoạn thơ sau: “Lúc con lên núi thẳm/Lời ru cũng gập ghềnh/Khi con ra biển rộng/Lời ru thành mênh mông.”?

A.    Lúc.

B.    Cũng.

C.    Khi.

D.    Thành.

Câu 4: Dòng nào sau đây nêu đúng cách hiểu khổ thơ thứ nhất?

A. Lời ru có từ lâu đời và khi con sinh ra thì lời ru theo con suốt ấu thơ đến khi trưởng thành.

B.  Lời ru không biết có từ khi nào nhưng khi con sinh ra thì lời ru xuất hiện trong lời mẹ hát.

C. Lời ru ở khắp mọi nơi trên trái đất và là lời hát ngọt ngào của mẹ dành cho con khi chào đời.

D. Lời ru không biết ở đâu giữa đất trời cao rộng nhưng khi con vừa sinh ra, lời ru đã có mặt.

Câu 5: Lời ru trong bài thơ được gợi tả qua những hình ảnh thơ nào?

A.      Tấm chăn, giấc mộng, ngọn cỏ, núi thẳm.

B.      Tấm chăn, giấc mộng, ngọn cỏ, bóng mát.

C.      Núi thẳm, nắng gắt, tấm chăn, giấc mộng.

D.      Tấm chăn, bóng mát, núi thẳm, ruộng khoai.

Trang 1

Câu 6: Dòng nào không nêu cách hiểu từ từ “lớn khôn” trong câu thơ “Mai rồi con lớn khôn”?

A.    Không còn bé nữa

B.    Lớn và khôn hơn

C.    Vững vàng, tự lập

D.    Không cần giúp đỡ

Câu 7: Lời ru trong khổ thơ thứ ba gợi tả điều gì?

A.    Sự gắn bó của mẹ với con từ tuổi ấu thơ.

B.    Vẻ đẹp dịu dàng, mềm mại của người mẹ.

C.    Vẻ đẹp lam lũ của người mẹ trên đồng ruộng.

D.    Vẻ đẹp vừa nhân hậu vừa chất phác của mẹ.

Câu 8: Hình ảnh thơ “Lúc con nằm ấm áp/Lời ru là tấm chăn” sử dụng phép tu từ nào? Tác dụng của phép tu từ đó là gì?

A.      Phép nhân hóa; ca ngợi sự ấm áp, mềm mại tràn đầy yêu thương của tình mẹ bao la.

B.      Phép nhân hóa; làm cho lời ru của mẹ hiện lên cụ thể rõ ràng trong cảm nhận của con.

C.      Phép so sánh; thể hiện lời ru là những vỗ về mềm mại, ấm áp yêu thương của tình mẹ.

D.      Phép so sánh; làm cho lời ru của mẹ hiện lên cụ thể rõ ràng trong cảm nhận của con.

Câu 9 (1,0 điểm): Qua lời ru dành cho con, em cảm nhận như thế nào về người mẹ trong bài thơ?

Câu 10 (1,0 điểm): Là người con nhận được những lời ru của mẹ như trong bài thơ, em nhận thấy bản thân cần phải làm gì?

PHẦN II. PHẦN VIẾT (4.0 điểm)

Viết bài văn biểu cảm về một người mà em thường gặp gỡ trong cuộc sống hằng ngày khiến em yêu quý, ngưỡng mộ.

-------------- HẾT ----------------- 


        UBND QUẬN HẢI CHÂU

TRƯỜNG THCS LÊ THÁNH TÔN

___________

ĐỀ CHÍNH THỨC

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI KÌ I

NĂM HỌC 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 7

 

 

Phần

Yêu cầu

Điểm

Phần I: Đọc

 

6 điểm

Trắc nghiệm

Từ câu 1 đến câu 8: mỗi câu trả lời đúng 0,5 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

C

A

B

D

B

D

C

C

4,0 đ

Trắc nghiệm tự luận

Câu 9: Học sinh có thể trả lời hướng vào các ý sau:

-         Là người mẹ dịu dàng, nhân hậu, giàu lòng yêu thương.

-         Là người mẹ lam lũ, vất vả, chất phác.

Hướng dẫn chấm:

- HS nêu được 02 ý thì đạt 1,0 điểm; nêu được 1 ý thì đạt 0,5 điểm.

- HS có thể có nhiều cách diễn đạt nhưng chỉ cần đảm bảo HS hiểu được mẹ giàu lòng yêu thương, luôn bên con từ ấu thơ đến khi trưởng thành.

 

1,0 đ

Câu 10: HS có thể đưa ra nhiều suy nghĩ khác nhau như :

-         Biết ơn mẹ, yêu thương và thấu hiểu những vất vả của mẹ.

-         Luôn học hành chăm chỉ, ngoan ngoãn, vâng lời mẹ …

Hướng dẫn chấm:

HS nêu ít nhất 2 bài học về nhận thức hoặc hành động thì đạt 1,0 điểm; nêu được 1 ý thì đạt 0,5 điểm.

1,0 đ

Phần II:

Viết

 

 

 

Làm văn: Đây là dạng câu hỏi kiểm tra kiến thức và kĩ năng hình thành văn bản nên học sinh cần đảm bảo yêu cầu về hình thức bài văn; bố cục hợp lí, logic; đảm bảo các yêu cầu về diễn đạt, dùng từ, chính tả; biết kết hợp giữa ngôn ngữ biểu cảm và sử dụng các yếu tố tự sự, miêu tả một cách có hiệu quả;

4,0

a) Đảm bảo yêu cầu về hình thức bài văn: Mở bài giới thiệu chung về nhân vật; Thân bài trình bày tình cảm, suy nghĩ về những đặc điểm nổi bật của người và nêu được ấn tượng về người đó; Kết bài khẳng định lại tình cảm, suy nghĩ của em.

0,25

b) Xác định đúng yêu cầu biểu cảm: người em thường gặp hằng ngày khiến em ngưỡng mộ, yêu quý.

0,5

c) Triển khai nội dung biểu cảm: Học sinh có thể có nhiều cách biểu cảm khác nhau, song cần nêu được tình cảm, cảm xúc về đặc điểm nổi bật của người đã chọn cũng như ấn tượng của HS về người đó.

2,5

- Giới thiệu thông tin về người được biểu cảm

0,5

- Đặc điểm nổi bật về ngoại hình và tính cách của người được chọn và cảm xúc của người viết

0,75

- Những việc đáng nhớ hoặc có ý nghĩa mà người được chọn đã làm cho người viết.

0,75

- Bài học mà người viết nhận được từ người được chọn biểu cảm; mong muốn của người viết dành cho người đó.

0,5

d) Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25

e) Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về người được chọn.

0,5

Lưu ý: Trên đây chỉ là những gợi ý mang tính định hướng chung. Giáo viên căn cứ vào những bài làm cụ thể của học sinh, linh hoạt chấm điểm cho phù hợp, khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo.


Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

Liên kết

Quảng cáo