TRƯỜNG THCS ... |
KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM
HỌC 2022 - 2023 MÔN: Giáo dục công dân
– Lớp 6 |
ĐỀ CHÍNH THỨC |
|
XEM THÊM:
Đề kiểm tra GDCD 7 cuối kì 1 có ma trận, đặc tả
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
Thu thập thông tin để đánh
giá mức độ đạt chuẩn năng lực, phẩm chất trong chương trình của học kì 1 (từ
tuần 1 – tuần 15), môn GDCD lớp 6 theo các nội dung: Tự hào về truyền thống gia đình,
dòng họ; Yêu thương con người; Siêng năng, kiên trì; Tôn trọng sự thật; Tự lập.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
Kiểm
tra theo hình thức kết hợp trắc nghiệm 30%, tự luận 70%. ( 12
câu trắc nghiệm trong đó nhận biết là 12 câu,
mỗi câu 0,25
điểm. Tự luận gồm 3
câu, cấp độ thông hiểu 1 câu 3 điểm,
vận dụng 1 câu 3
điểm, vận dụng cao 1 câu 1 điểm).
III. THIẾT LẬP MA TRẬN,
ĐẶC TẢ
1. Khung ma trận đề kiểm tra cuối kì I
TT |
Mạch nội dung |
Nội dung/ chủ đề/bài |
Mức độ nhận thức |
Tổng % điểm |
||||||
Nhận biết (TNKQ) |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao (TL) |
|||||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
|
||||||
1 |
Giáo dục đạo đức |
Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ |
2 câu |
|
|
|
|
|
5% |
|
Yêu thương con người |
2 câu |
|
|
|
|
|
5% |
|||
Siêng năng, kiên trì |
2 câu |
|
|
|
|
|
5% |
|||
Tôn trọng sự thật |
3 câu |
|
1 câu |
|
½ câu |
½ câu |
57,5% |
|||
Tự lập |
3 câu |
|
|
|
½ câu |
½ câu |
27,5% |
|||
Tổng câu |
12 câu |
|
1 câu |
|
1 câu |
1 câu |
15 câu |
|||
Tỉ lệ % |
30% |
30% |
30% |
10% |
100% |
|||||
Tỉ lệ chung |
60% |
40% |
|
|||||||
TT |
Mạch nội dung |
Nội dung |
Mức độ đánh
giá |
Số câu hỏi theo mức độ
nhận thức |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||
1 |
Giáo dục đạo
đức |
Tự hào về truyền thống
gia đình, dòng họ |
Nhận biết: Nêu được một số truyền thống của gia đình, dòng
họ. |
2 TN |
|
|
|
Yêu thương con người |
Nhận biết: - Nêu được khái niệm tình
yêu thương con người. - Nêu được biểu hiện của
tình yêu thương con người. |
2 TN |
|
|
|
||
Siêng năng, kiên trì |
Nhận biết: - Nêu được khái niệm siêng
năng, kiên trì. - Nêu được biểu biện siêng năng, kiên trì. - Nêu được ý nghĩa của siêng
năng, kiên trì. |
2 TN |
|
|
|
||
Tôn trọng sự thật |
Nhận biết: Nêu được một
số biểu hiện của tôn trọng sự thật. Thông hiểu: Giải thích
được vì sao phải tôn trọng sự thật. Vận dụng: - Không đồng tình với việc nói dối hoặc che giấu sự
thật. - Luôn nói thật với người thân, thầy cô, bạn bè và
người có trách nhiệm. Vận
dụng cao: Thực hiện được một số việc làm thể hiện
tính tôn trọng sự thật trong học tập, sinh hoạt và xã hội. |
3 TN |
1TL |
½ TL |
½ TL |
||
Tự lập |
Nhận
biết: -
Nêu được khái niệm tự lập -
Liệt kê được những biểu hiện của người có tính tự lập. Thông
hiểu: -
Giải thích được vì sao phải tự lập. - Đánh giá được khả năng tự lập của người
khác. -
Đánh giá được khả năng tự lập của bản thân Vận
dụng: Xác định được một số cách rèn luyện thói quen tự lập phù hợp với
bản thân. Vận
dụng cao: Tự thực hiện được nhiệm vụ của bản thân trong học tập, sinh hoạt
hằng ngày, hoạt động tập thể ở trường và trong cuộc sống cộng đồng; không dựa
dẫm, ỷ lại và phụ thuộc vào người khác |
3TN |
|
½ TL |
½ TL |
||
Tổng |
|
12 TN |
1 TL |
1 TL |
1 TL |
||
Tỉ lệ % |
|
30% |
30% |
30% |
10% |
||
Tỉ lệ chung |
|
60% |
40% |
UBND QUẬN ... TRƯỜNG
THCS ... -------------------------------------- ĐỀ CHÍNH THỨC |
KIỂM
TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2022 – 2023 Môn: Giáo dục công dân – Lớp 6 Thời gian làm
bài: 45 phút (không
kể thời gian phát đề) Đề gồm có 02
trang |
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm –
mỗi lựa chọn đúng: 0,25 điểm)
* Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: M luôn cố gắng
học tập để xứng đáng với truyền thống hiếu học của dòng họ mình. Việc làm ấy
cho thấy M là người thế nào?
A. Chỉ biết chăm lo cho bản
thân. |
B. Biết phát huy truyền
thống gia đình, dòng họ. |
C. Coi thường truyền thống
của gia đình. |
D. Làm tổn hại đến truyền thống của dòng họ. |
Câu 2: Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về lòng yêu
thương con người?
A. Yêu thương con người là
chỉ cần yêu thương những người thân của mình.
B. Yêu thương con người là
luôn mong muốn điều tốt lành đến cho mọi người.
C. Yêu thương con người là
chỉ giúp đỡ những người đã từng giúp đỡ mình.
D. Yêu thương con người là
quan tâm đến những người có thể đem lại lợi ích cho mình.
Câu 3: Câu ca dao “Trời
xanh có phụ ai đâu / Hay làm thì giàu có chí thì nên” muốn nói đến
truyền thống nào của dân tộc?
A. Cần cù lao động. |
B. Hiếu học. |
C. Sống giản dị. |
D. Yêu nước |
Câu 4: Hành vi nào dưới đây là
biểu hiện của lòng yêu thương con người?
A. Giúp đỡ tù nhân bỏ trốn
khỏi trại giam.
B. Thờ ơ, lãng tránh trước
nỗi đau khổ của người khác.
C. Tha thứ những người đã có
lỗi lầm để họ tiến bộ.
D. Ganh tị, giành giật quyền
lợi cho mình.
Câu 5: Việc làm nào dưới đây thể hiện tính
siêng năng, kiên trì?
A.
N suốt ngày chỉ mải mê chơi game trên máy tính.
B.
Hôm nay lớp tham gia lao động, T xin nghỉ ốm vì sợ mệt.
C.
H luyện thanh đều đặn để chuẩn bị cho cuộc thi hát sắp tới.
D.
P quyết tâm làm xong các bài tập Toán trong giờ học Ngữ văn.
Câu 6: Câu nào sau đây nói về tính siêng năng, kiên trì?
A. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. |
B. Lá lành đùm lá rách. |
C. Góp gió thành bão. |
D. Kiến tha lâu cũng đầy tổ. |
Câu 7: Biểu hiện nào sau đây là tôn trọng sự thật?
A. Nói một phần sự thật. |
B.
Che giấu sự thật. |
C.
Sẵn sàng bảo vệ sự thật. |
D.
Nói sai sự thật. |
Câu 8: Hình ảnh nào dưới đây chưa thể hiện đức tính tự lập?
Câu 9: Người có tính tự lập thường …
A.
thành công trong cuộc sống, giúp mọi người có thêm sức mạnh
vượt qua khó khăn.
B.
thành công trong cuộc sống, giúp bảo vệ những giá trị đúng
đắn, tránh nhầm lẫn, oan sai.
C.
thành công trong cuộc sống và được mọi người xung quanh biết
ơn, yêu quý, tin tưởng.
D.
thành công trong cuộc sống và xứng đáng nhận được sự tôn
trọng của mọi người.
Câu 10: Đối lập với tự lập là … …
A.
tự tin. |
B.
ích kỉ. |
C.
tự chủ. |
D.
ỷ lại. |
Câu 11: Câu nào
dưới đây biểu hiện của không
tôn trọng sự thật?
A.
Ăn ngay nói thẳng. |
B.
Ném đá giấu tay. |
C.
Cây ngay không sợ chết đứng. |
D.
Thuốc đắng dã tật / Sự thật mất lòng. |
Câu 12: Hành vi nào dưới đây thể hiện việc
tôn trọng sự thật?
A. T chủ động nhận lỗi và xin
lỗi khi đá bóng trúng cửa sổ nhà bác K.
B. Thấy A xem tài liệu trong
giờ kiểm tra Sử, M giả lơ như không thấy.
C. L đã sửa điểm trong bài
bài kiểm tra Toán để không bị mẹ mắng.
D. Hằng rất quý Q nên đã làm
bài tập giúp để Q đạt điểm cao.
PHẦN II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu 1: (3,0
điểm)
Hai bạn B và D học cùng lớp. B học
giỏi còn D học chưa tốt. Cô giáo chủ nhiệm phân công B giúp đỡ D học tập. Ban
đầu, nhờ B kèm cặp nên D tiến bộ hẳn. Nhưng rồi D bị bạn xấu lôi kéo nên sa đà
vào trò chơi điện tử, bỏ bê việc học, có lần D còn nói dối bố mẹ để xin tiền đi
chơi game. Biết chuyện, B khuyên nhủ mãi nhưng D không nghe mà còn bảo B không
được nói với ai, lại còn nhờ B làm hết các bài tập trên trường và ném tài liệu
cho mình mỗi khi có giờ kiểm tra.
a.
Bạn D đã phạm phải những sai trái nào? Nếu những sai trái đó kéo dài sẽ gây
ra hậu quả gì?
b.
Nếu em là B, em sẽ nói ra sự thật hay tiếp tục che giấu và
làm theo lời D? Vì sao?
c.
Nếu em là bạn cùng lớp và biết câu chuyện của B và D, em sẽ
làm gì?
Câu 2: (2,0
điểm)
Bạn T suốt
ngày chơi game, xem tivi, không lo học bài và luôn để bố mẹ nhắc nhở. Việc dọn
dẹp nhà T cũng ỷ lại vào bác giúp việc. Trên lớp, T thường xuyên nhìn bài của
bạn trong giờ kiểm tra. Nhiều lần như vậy, lớp trưởng góp ý thì T nói: “Gia đình tớ rất giàu, nên tớ không phải lo gì cả, đã có bố mẹ tớ
lo hết rồi!”.
a. Em
có đồng ý với việc làm của bạn T không?
Vì sao?
b. Em hãy nêu một số việc làm thể hiện tính tự lập của
bản thân trong học tập và trong sinh hoạt hằng ngày.
Câu 3: (2,0 điểm)
“Những người tính nết thật thà
Đi đâu cũng được người ta tin dùng.”
a. Câu ca dao trên nói đến đức tính nào của con người?
Trình bày suy nghĩ của em về câu ca dao trên?
b. Em hãy kể thêm 2 câu ca dao, tục ngữ nói về đức tính
đó?
------ HẾT --------
|
|
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC
2022 – 2023 Môn: Giáo dục công dân – Lớp 6 |
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM: mỗi câu trả lời đúng 0,25đ
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Đáp án |
B |
B |
A |
C |
C |
D |
C |
C |
D |
D |
B |
A |
PHẦN II. TỰ LUẬN
Nội dung: Đây là các câu hỏi mở, nên
GV chấm điểm linh hoạt dựa trên câu trả lời của học sinh, dựa trên tiêu chí
sau: |
Điểm |
||
1 |
a |
Chỉ ra được cái sai của D: + Không tôn trọng sự thật: dối mẹ để xin tiền chơi game, gian lận
trong giờ kiểm tra. + Không chịu học hành mà sa đà
vào trò chơi điện tử. + B giúp D mà D lại bắt B che giấu cái sai và gian lận cùng mình khiến
bạn khó xử. Hướng dẫn chấm: HS nêu được 1 ý thì đạt 0,25 đ; nêu 2 ý đạt 0,5 đ - Dự đoán những hậu quả sẽ xảy ra với Dũng: + Kết quả học tập sa sút. + Bị mẹ và thầy cô phát hiện sẽ xử phạt. + Khiến B bị chịu tội bao che và gây mất niềm tin ở mọi người với D. Hướng dẫn chấm: HS nêu được 1 ý thì đạt 0,25 đ; nêu 2 ý đạt 0,5 đ. |
1,0đ |
b |
- Đưa ra sự lựa chọn hợp lí: Nếu em là B, em sẽ nói ra sự thật. (0,5 đ) - HS lí giải phù hợp: + Để D không còn ỷ lại vào mình mà lo tập trung vào việc học. (0,5 đ) + Để bố mẹ, thầy cô có những biện pháp kịp thời khắc
phục tình trạng này của bạn D, giúp bạn tiến bộ hơn. (0,5 đ) Hướng dẫn chấm: - Ghi điểm cho HS có thể diễn đạt như trên hoặc có cách diễn đạt tương
đương. - Không ghi điểm cho HS không có câu trả lời hoặc trả lời không phù
hợp. |
1,0đ |
|
c |
Cách ứng xử phù hợp như: - Khuyên D nên tập trung vào việc học, không nên nói dối. Nếu D không nghe thì em khuyên
B nên thẳng thắn nói ra sự thật với người lớn hoặc em sẽ gặp và trao đổi
riêng với cô giáo về việc của hai bạn. (0,5 đ) Hướng dẫn chấm: - HS có thể đưa ra nhiều cách ứng xử khác nhau nhưng hợp lý thì được
ghi điểm. Tùy vào tính hợp lý của câu trả lời, GV cho điểm từ 0,25đ đến 0,5
đ. |
1,0đ |
|
2 |
a |
- Em
không đồng ý. (0,5 đ) - HS lí giải phù hợp,
hướng vào ý sau: Bạn T như vậy là ỷ lại, chưa
có tính tự lập. Dù ba mẹ bạn có giàu thì cũng không thể chăm lo bạn
suốt đời nên bạn cần tự lập, tự lo liệu, xây dựng cho cuộc sống tương lai của
mình. (0.5 đ) Hướng dẫn chấm: - Chỉ ghi điểm cho Hs có
câu trả lời như đáp án ở ý 1. - Tùy vào cách lý giải của
HS, GV cho điểm từ 0,25đ đến 0,5 đ. |
1,0đ |
b |
HS nêu
được một số việc làm của bản thân thể hiện
tính tự lập tương tự như sau: + Tự học bài và làm bài + Tự chuẩn sách vở trước khi tới lớp + Tự dọn dẹp nhà cửa, phòng học của mình + Tự vệ sinh cá nhân, ăn sáng, giặt đồ… Hướng dẫn chấm: mỗi ý đúng đạt 0,25
điểm; HS nêu ít nhất 4 việc làm. |
1,0đ |
|
3 |
a |
- Câu ca dao trên nói đến đức tính tôn trọng sự thật. (0,5 đ) - Câu ca dao trên có ý nghĩa: Chúng ta sống luôn tôn trọng sự thật,
thì sẽ luôn được mọi người tin yêu. (0,5 đ) Hướng dẫn chấm: - Ý 1: câu trả lời như đáp
án, không có câu trả lời như đáp án không cho điểm. - Ý 2: HS có thể có cách
diễn đạt tương đương. |
1,0đ |
|
|
Một số câu tục ngữ về tôn trọng sự thật: + Cây ngay không sợ chết đứng + Ăn ngay ở thẳng, chẳng
sợ mất lòng. Hướng dẫn chấm: mỗi câu tục ngữ, ca dao
đúng đạt 0,5 đ. |
1,0đ |