MỖI CLICK VÀO QUẢNG CÁO SẼ GIÚP CHÚNG TÔI PHỤC VỤ CÁC BẠN TỐT HƠN

Đề kiểm tra GDCD 7 cuối kì 1 có ma trận, đặc tả

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2022 - 2023

MÔN: Giáo dục công dân – Lớp 7

 Xem thêm:

Đề kiểm tra GDCD 6 cuối kì 1 có ma trận, đặc tả

I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA

Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn năng lực, phẩm chất trong chương trình của học kì 1 (từ tuần 1 – tuần 15), môn GDCD lớp 7 theo các nội dung: Tự hào về truyền thống quê hương; Quan tâm, cảm thông, chia sẻ; Học tập tự giác; Giữ chữ tín; Bảo tồn di sản văn hóa; Ứng phó với tâm lí căng thẳng.

II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA

Kiểm tra theo hình thức kết hợp trắc nghiệm 30%, tự luận 70%. ( 12 câu trắc nghiệm trong đó nhận biết là 12 câu, mỗi câu 0,25 điểm. Tự luận gồm 3 câu, cấp độ thông hiểu 1 câu 3 điểm, vận dụng 1 câu 3 điểm, vận dụng cao 1 câu 1 điểm).

III. THIẾT LẬP MA TRẬN, ĐẶC TẢ

1.        Khung ma trận đề kiểm tra cuối kì I

TT

Mạch nội dung

Nội dung/ chủ đề/bài

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

(TNKQ)

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

(TL)

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Giáo dục đạo đức

1. Tự hào về truyền thống quê hương

2 câu

 

 

 

 

 

5%

2. Quan tâm, cảm thông, chia sẻ

1 câu

 

 

 

 

 

2,5%

3. Học tập tự giác, tích cực

1 câu

 

 

 

 

 

2,5%

4. Giữ chữ tín

3 câu

 

½ câu

 

1 câu

 

27,5%

5. Bảo tồn di sản văn hóa

3 câu

 

1/3 câu

 

2/3 câu

 

37,5%

2

Giáo dục kĩ năng sống

Ứng phó với tâm lí căng thẳng

2 câu

 

½ câu

 

 

½ câu

25%

Tổng câu

12 câu

 

1+1/3

câu

 

1+2/3 câu

½ câu

15 câu

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%

100%

Tỉ lệ chung

60%

40%

 

 

2.        Bản đặc tả đề kiểm tra

TT

Mạch nội dung

Nội dung/ chủ đề/bài

Mức độ nhận thức

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Giáo dục đạo đức

1. Tự hào về truyền thống quê hương

Nhận biết:

- Nêu được một số truyền thống văn hoá của quê hương.

- Nêu được truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương.

2TN

 

 

 

2. Quan tâm, cảm thông, chia sẻ

Nhận biết: Nêu được những biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.

1TN

 

 

 

3. Học tập tự giác, tích cực

Nhận biết: Nêu được các biểu hiện của học tập tự giác, tích cực.

1TN

 

 

 

4. Giữ chữ tín

Nhận biết:

- Trình bày được chữ tín là gì.

 - Nêu được biểu hiện của giữ chữ tín.

Thông hiểu:

- Giải thích được vì sao phải giữ chữ tín.

- Phân biệt được hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín.

Vận dụng:

Phê phán những người không biết giữ chữ tín.

Vận dụng cao:

Luôn giữ lời hứa với người thân, thầy cô, bạn bè và người có trách nhiệm

3TN

½ TL

½ TL

 

5. Bảo tồn di sản văn hóa

Nhận biết:

- Nêu được khái niệm di sản văn hoá.

- Liệt kê được một số loại di sản văn hoá của Việt Nam.

- Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hoá.

- Liệt kê được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hoá và cách đấu tranh, ngăn chặn các hành vi đó.

Thông hiểu:

- Giải thích được ý nghĩa của di sản văn hoá đối với con người và xã hội.

- Trình bày được trách nhiệm của học sinh trong việc bảo tồn di sản văn hoá

Vận dụng:

Xác định được một số việc làm phù hợp với lứa tuổi để góp phần bảo vệ di sản văn hoá.

Vận dụng cao:

Thực hiện được một số việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để góp phần bảo vệ di sản văn hoá.

3TN

1/3 TL

2/3 TL

 

2

Giáo dục kĩ năng sống

Ứng phó với tâm lí căng thẳng

Nhận biết:

- Nêu được các tình huống thường gây căng thẳng.

- Nêu được biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng. Thông hiểu:

- Xác định được nguyên nhân và ảnh hưởng của căng thẳng

- Dự kiến được cách ứng phó tích cực khi căng thẳng.

Vận dụng:

- Xác định được một cách ứng phó tích cực khi căng thẳng.

- Thực hành được một số cách ứng phó tích cực khi căng thẳng

2TN

½ TL

 

½ TL

Tổng số câu hỏi

 

12 câu

1+1/3

câu

1+2/3

câu

½ câu

Tỉ lệ %

 

30%

30%

30%

10%

Tỉ lệ chung

 

60%

40%

 

Đề kiểm tra

 KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2022 - 2023

MÔN: Giáo dục công dân – Lớp 7

Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)

 

PHẦN I - TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm)

Chọn chữ cái trước mỗi câu trả lời đúng nhất (mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm)

Câu 1: Làng tranh Đông Hồ là nét đẹp truyền thống của tỉnh thành nào sau đây?

A.      Ninh Bình.

B.      Bắc Ninh.

C.      Thái Bình.

D.      Hưng Yên.

Câu 2: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác?

A.      Bao che cho bạn khi mắc lỗi.

B.      Chế giễu, trêu chọc người kém may mắn.

C.      Ganh ghét, đ kị với người khác.

D.      Thường xuyên giúp đỡ người gặp khó khăn.

Câu 3: Biểu hiện nào dưới đây không thể hiện thái độ học tập tự giác, tích cực?

A.      Có mục đích và động cơ học tập đúng đắn.

B.      Chủ động tích cực trong thực hiện nhiệm vụ học tập.

C.      Chỉ làm bài tập dễ còn bài khó thì lấy sách giải chép.

D.      Luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì trong học tập.

Câu 4: Giữ chữ tín là:

A.      Coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình.

B.      Chỉ tôn trọng những người mà mình yêu quý.

C.      Coi thường lòng tin của mọi người đối với mình.

D.      Chỉ giữ lời hứa với những người thân thiết.

Câu 5: Phố cổ Hội An được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới năm nào?


A.      1997.

B.      1998.

C.      1999.

D.      2000.

Câu 6: Đâu là di sản văn hoá phi vật thể?


A.      Phong Nha - Kẻ Bàng.

B.      Hoàng thành Thăng Long.

C.      Thánh địa Mỹ Sơn.

D.      Võ cổ truyền Bình Định.

Câu 7: Câu tục ngữ: “Một lần thất tín, vạn lần chẳng tin” nói đến đức tính nào của con người?

A.      Khiêm tốn.

B.      Giữ chữ tín.

C.      Thật thà.

D.      Liêm khiết.

Câu 8: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện việc giữ chữ tín?

A.      Hứa nhưng không thực hiện.

B.      Hứa trong mọi trường hợp.

C.      Nói một đằng làm một nẻo.

D.      Thực hiện đúng những gì đã nói.

Câu 9:Tính đến năm 2019, Việt Nam có bao nhiêu di sản văn hoá được UNESCO công nhận?


A.      13.

B.      14.

C.      15.

D.      16.

Câu 10: Tình huống nào dưới đây có thể gây căng thẳng cho con người?

A.      Được nhận thưởng cuối năm vì thành tích cao.

B.      Kết quả học tập thi cử không như mong muốn.

C.      Đi tham quan, du lịch cùng gia đình.

D.      Được cô giáo tuyên dương trước lớp.

Câu 11: Lễ hội Quán Thế Âm – Non Nước diễn ra hằng năm ở tỉnh thành nào của nước ta?

A.      Đà Nẵng.

B.      Quảng Nam.

C.      Quảng Ngãi.

D.      Bình Định

Câu 12: Phương án nào dưới đây là biểu hiện của căng thẳng?

A.      Luôn cảm thấy vui vẻ.

B.      Cơ thể tràn đầy năng lượng.

C.      Dễ cáu gắt, tức giận.

D.      Thích trò chuyện cùng mọi người.

PHẦN II - TỰ LUẬN (7.0 điểm)

Câu 1: (2.0 điểm)

Gần đây, A nhận được nhiều tin nhắn với những lời lẽ thiếu văn hóa và đề nghị khiếm nhã từ một người lạ mặt làm bạn thấy hoang mang, lo sợ, mất tập trung vào việc học tập. Hàng trăm câu hỏi cứ hiện lên trong đầu: “Họ nhắn tin cho mình với mục đích gì?”, “Tại sao họ lại biết tên trường và lớp học của mình?” ... khiến cho A thường mất ngủ, giật mình, mơ thấy ác mộng và cảm thấy sợ hãi mỗi khi đến trường.

a)        Theo em, nguyên nhân bạn A gặp phải những dấu hiện trên là gì? Nếu bạn A tiếp tục hoang mang, lo sợ như vậy có thể dẫn đến hậu quả gì?

b)       Em hãy đóng vai là bạn của A để hướng dẫn bạn một số cách để tâm lí không bị căng thẳng?

Câu 2: (3.0 điểm)

Trên đường đi học về, T và H phát hiện mấy thanh niên trộm cổ vật trong ngôi làng của chùa. T rủ H đi báo công an nhưng H từ chối và nói: “Việc đó đâu ảnh hưởng gì tới mình đâu, việc gì mình phải báo. Nếu họ biết mình tố cáo sẽ trả thù chúng mình đấy!”.

a)        Em hãy nhận xét hành vi của T và H trong tình huống trên?

b)       Nếu em là T, em sẽ làm gì?

c)        Tại sao chúng ta cần giữ gìn và bảo vệ di sản văn hoá?

Câu 3: (2.0 điểm)

Chị M ở Long An, mưu sinh hằng ngày bằng nghề bán vé số. Một hôm, đã gần đến giờ xổ số mà chị vẫn còn nhiều vé. Chị liền gọi điện cho anh K làm nghề chạy xe nhờ mua giúp. Trao đổi qua điện thoại, anh K mua 20 tờ vé số và nhờ chị M giữ hộ. Chiều hôm đó, khi có kết quả xổ số, anh K có những vé trúng giải đặc biệt, với tổng số tiền 6.6 tỉ đồng. Nhưng chị M đã nói với anh K những tờ vé số đó không trúng thưởng.

a)        Việc làm của chị M đúng hay sai? Vì sao?

b)       Nếu em là chị M ở trong trường hợp đó, em sẽ làm gì?

 

---------------HẾT---------------

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI KÌ I

NĂM HỌC 2022 – 2023

MÔN: Giáo dục công dân – Lớp 7

 

PHẦN I - TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm)

(Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm)

 

CÂU

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

ĐÁP ÁN

B

D

C

A

C

D

B

D

C

B

A

C

 

PHẦN II - TỰ LUẬN (7.0 điểm)

Câu

Nội dung: Đây là các câu hỏi mở, nên GV chấm điểm linh hoạt dựa trên câu trả lời của học sinh, dựa trên tiêu chí sau:

Điểm

1

 

a

- Nguyên nhân bạn A gặp phải những dấu hiệu trên là: do bạn nhận được nhiều tin nhắn với những lời lẽ thiếu văn hóa và lời đề nghị khiếm nhã từ một người lạ mặt.

Hướng dẫn chấm: HS nêu được đúng nguyên nhân 0,5 đ

- Hậu quả:

+ Có thể gặp các vấn đề về sức khoẻ tinh thần và thể chất: bị căng thẳng, mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ,

Hướng dẫn chấm:

- HS dự đoán đúng hậu quả 0,5đ

- HS có thể có cách diễn đạt khác nhưng vẫn đảm bảo ý như đáp án

1,0đ

b

Một số cách để tâm lý không bị căng thẳng là:

- Đối mặt và suy nghĩ tích cực

- Vận động thể chất, tập trung vào hơi thở, chăm sóc bản thân.

- Khi cảm thấy quá căng thẳng hay không thể giải quyết được có thể nhờ sự giúp đỡ từ người thân.

Hướng dẫn chấm:

- HS nêu được 1 cách làm được 0,5 điểm, 2 cách làm được 1,0 điểm

- HS có thể nêu cách làm khác nhưng phù hợp.

1,0đ

 

 

 

 

 

 

 

2

 

a

- Hành vi của T đúng vì biết bảo vệ cổ vật, di sản văn hoá. (0,5đ)

- Hành vi của H không đúng vì không dũng cảm bảo vệ di sản. (0,5đ)

Hướng dẫn chấm:

- Nhận xét đúng hành vi của một nhân vật: 0,25 điểm

- Nêu đúng lý do để đưa ra nhận xét cho 1 nhân vật: 0,25 điểm

- HS có thể diễn đạt khác nhưng đảm bảo ý như đáp án.

 

 

 

1,0đ

 

 

b

Nếu em là T em sẽ:

- La thật lớn để những người xung quanh biết để ngăn chặn những hành vi lấy cắp cổ vật.

- Nếu có điện thoại có thể chụp ảnh lại những hành vi đó, sau đó báo cho cơ quan chức năng để xử lý.

Hướng dẫn chấm: HS có thể đưa ra nhiều cách xử lý, ít nhất nêu được 2 việc làm hợp lý ghi điểm 1,0đ; 1 việc làm hợp lý được 0,5 điểm.

1,0đ

c

Bảo tồn di sản văn hoá vì:

- góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc (0,5đ)

- làm phong phú kho tàng di sản văn hoá thế giới. (0,5đ)

Hướng dẫn chấm: HS có thể đưa ra nhiều lý do khác nhưng hợp lý thì GV vẫn ghi điểm.

1,0đ

3

 

a

- Nhận xét: Việc làm của chị M là không đúng. (0,5đ)

- Giải thích: Anh K đã tin tưởng và giúp đỡ chị M mua những tờ vé số, nhưng chị M là một người không giữ chữ tín, không trung thực và không coi trọng lòng tin của anh K dành cho mình. (0,5đ)

Hướng dẫn chấm:

- Ý 1: câu trả lời như đáp án, không có câu trả lời như đáp án không cho điểm.

- Ý 2: HS có thể có cách diễn đạt tương đương.

1,0đ

 

 

Nếu em là chị M em sẽ trả lại những tờ vé số đó cho anh K, vì anh K đã mua những tờ vé số đó giúp mình. Mình không nên vì lời ích cá nhân mà đánh mất đi niềm tin của mọi người dành cho mình.

Hướng dẫn chấm:

- Hs có thể có cách xử lý phù hợp: 0,5 điểm

- HS lý giải cách xử lý tình huống: 0,5 điểm

1,0đ

 

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

Liên kết

Quảng cáo