[Bài thu hoạch cuối Module 8 THCS] Một số tình thành hiện nay đã tổ chức tập huấn module 8 cho giáo viên. Blog Tư liệu giáo dục chia sẻ cùng thầy cô Bài thu hoạch cuối Mô đun 8 THCS nhằm giúp thầy cô có nguồn tham khảo để sản phẩm Bài tập cuối khóa Module 8 THCS của thầy cô được tốt hơn.
XEM THÊM:
KẾ HOẠCH
PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI ĐỂ THỰC HIỆN GIÁO DỤC
ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO HỌC SINH TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC
NĂM HỌC: 2022-2023
I. Vai trò nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh
Các phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của con người nói
chung, học sinh, sinh viên nói riêng được hình thành và phát triển trong các
môi trường: gia đình, nhà trường và xã hội. Lúc sơ sinh vai trò của gia đình là
chủ đạo, tuổi học mầm non gia đình và nhà trường góp phần quyết định, tuổi học
phổ thông (từ tiểu học tới trung học) càng lớn vai trò của nhà trường, gia đình
và xã hội càng cân đối, tuổi học Đại học nhà trường và xã hội góp phần rõ nét
hơn gia đình. Để làm tốt việc giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
cho học sinh phổ thông phải kết hợp chặt chẽ với gia đình.
Nhà trường, gia đình và xã hội có vai trò giáo dục khác nhau đối
với sự hình thành và phát triển phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của học
sinh, sinh viên. Trong mối quan hệ đó thì nhà trường được xem là trung tâm, chủ
động, định hướng trong việc phối hợp với gia đình và xã hội. Nhà trường là môi
trường giáo dục toàn diện nhất, là cơ quan nhà nước thực hiện chức năng giáo
dục chuyên nghiệp nhất nên nhà trường nhà trường là lực lượng giáo dục có hiệu
quả nhất, hội tụ đủ những yếu tố cần thiết để có thể huy động sức mạnh giáo dục
từ phía gia đình và xã hội.
Con người là một thực thể hoàn thiện nhất về cơ chế thần kinh so
với thế giới động vật còn lại, nên con người có đời sống tinh thần mang đặc
tính xã hội. Tự nhiên không ban sẵn cho con người ưu thế khác biệt ấy, đó phải
là kết quả của một quá trình tiến hoá gắn liền với sự truyền thụ kinh nghiệm
sống, gắn liền với sự giáo dục để chuyển giao các giá trị tinh thần, vốn kinh
nghiệm của người đi trước cho người sau. Mỗi con người có được giá trị vĩnh
hằng là chân, thiện, mỹ phải qua một quá trình được chắt lọc qua sự vỗ về của
ông bà, lời ru của mẹ, lời dạy của cha, tình thương yêu đùm bọc của anh chị em,
sự truyền bá kiến thức của thày cô giáo, được sống và suy nghĩ trong trường
đời, trong một môi trường giáo dục mang tính xã hội sâu sắc.
II.
Nội dung giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh phổ thông
Trong lịch sử giáo dục của từng quốc gia, khuôn mẫu và phương cách
rèn đạo đức có tính đa dạng và độc lập tương đối, ứng với hoàn cảnh lịch sử của
mỗi nước nhưng tựu trung vẫn là hướng tới các giá trị vĩnh hằng là chân, thiện,
mỹ. Mục tiêu cao cả nhất, tối thượng nhất của bất kỳ một nền giáo dục nào cũng
phải nhằm tới giáo dục những con người được tình cảm thiêng liêng với Tổ quốc.
Tình yêu Tổ quốc không phải là khái niệm trừu tượng, đó là tình yêu con người,
có trách nhiệm với chính mình và với cộng đồng, là sự điều chỉnh lối sống sao
cho không làm tổn hại đến đất nước, không làm ảnh hưởng xấu tới xã hội.
Về phương hướng, nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ, văn kiện Đại hội
Đảng CSVN đã chỉ rõ: “Chăm lo giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo phát triển toàn diện
về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hoá, sức khoẻ, nghề nghiệp; giải
quyết việc làm, phát triển tài năng và sức sáng tạo, phát huy vai trò xung kích
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (Văn kiện ĐH IX ĐCSVN 2001, tr
106), “Coi trọng bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên bản lĩnh, phẩm chất và lối
sống của thế hệ trẻ Việt Nam hiện đại” (Văn kiện ĐH X ĐCSVN 2006, tr 207), xây
dựng 4 giá trị văn hoá cơ bản của con người Việt Nam: Có lý tưởng sống và lối
sống cao đẹp, có năng lực trí tuệ, có đạo đức trong sáng, có bản lĩnh văn hoá.
Với học sinh tiểu học, trung học cơ sở: coi trong giáo dục tình
cảm chính trị, giáo dục về truyền thống yêu nước, truyền thống đấu tranh cách
mạng qua những tấm gương của các anh hùng, liệt sỹ, người có công, gương người
tốt, việc tốt, những lời dạy của Bác Hồ và các danh nhân.
III.
Giới thiệu vài biện pháp phối hợp giữa nhà trường và gia đình ở các trường phổ
thông
1.
Tổ chức Hội cha mẹ học sinh (CMHS) cùng tham gia công tác GD với nhà trường
Ở Việt Nam có tổ chức Hội CMHS được ghi
trong luật Giáo dục và có Điều lệ do Bộ GD&ĐT ban hành. Các trường phổ
thông đều có Hội CMHS, tuy nhiên Hội CMHS trường công lập (tuyển sinh theo địa
dư) có một phần khác với Hội CMHS ngoài công lập (tuyển sinh không theo địa
dư).
Tại
trường THCS LƯƠNG BẰNG vai trò của Hội CMHS rất quan trọng, nhờ Hội CMHS mà trường
tiến hành các hoạt động giáo dục đạt hiệu quả, qua Hội có thể thương lượng các
khoản thu hay huy động giúp đỡ trang thiết bị… Do vậy việc tổ chức cho Hội CMHS
hoạt động tốt là một nhiệm vụ quan trọng.
a.
Mỗi năm Đại hội đại biểu CMHS tiến hành một lần vào đầu năm học nhằm đánh giá
hoạt động của Hội, quyết toán quĩ Hội năm trước, đề ra công việc của Hội năm
học này và bầu Ban chấp hành Hội. Thông thường gồm có:
- Ban
thường trực Hội từ 2 đến 5 người, Chủ tịch lãnh đạo chung và phân công các Phó
chủ tịch theo dõi từng khối (khối 6, khối 7, khối 8, khối 9)
- Ban
giáo dục đạo đức: do một Phó chủ tịch phụ trách, luôn theo dõi việc giáo dục
đạo đức HS và tham gia các cuộc gặp mặt giáo dục học sinh cá biệt, tham gia Hội
đồng Kỷ luật, nắm các chủ đề giáo dục từng tháng để phối hợp hoạt động, đề nghị
mức khen thưởng các phong trào của HS từ quĩ Hội CMHS. Tham gia các đợt thăm
quan, cắm trại, giáo dục hướng nghiệp của HS.
- Ban
giáo dục trí dục: theo dõi việc học tập của HS và giảng dạy của giáo viên, động
viên HS hay GV trong các kỳ thi, kỳ tổng kết.
- Ban
giáo dục thể chất: theo dõi việc chăm sóc sức khỏe ban đầu, các phong trào văn
nghệ, TDTT. Cùng nhà trường kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm tra định
mức ăn trưa và nghỉ trưa của học sinh. Tham gia việc thuê ôtô đưa đón HS và
kiểm tra công việc phục vụ của Công ty ôtô trong việc đưa đón này. Động viên HS
trong các kỳ thi đấu văn nghệ, TDTT.
- Ban
đời sống: Cùng Công đoàn Nhà trường tham gia tổ chức ngày lễ như 20/11, Tết
Nguyên đán, ngày 8/3. Tham gia thăm hỏi các cán bộ, giáo viên, nhân viên, học
sinh và đại diện CMHS các dịp vui, buồn.
Các
trường công lập còn tổ chức màng lưới CMHS tới địa phương. Sau đây là sơ đồ về
tổ chức Hội đồng giáo dục các cấp và vai trò của Hội CMHS tại các trường công
lập ở nông thôn nói chung và nông thôn tỉnh Nam Định nói riêng:
b.
Huy động sức mạnh của CMHS
Ngoài
việc tổ chức Hội CMHS, nhà trường còn thông qua Hội CMHS để huy động CMHS:
-
Tham gia một số công việc như thiết kế trường, giám sát xây dựng, đưa đón đoàn
khách nước ngoài, hướng nghiệp, dạy kỹ thuật, kể chuyện lịch sử …
- Ủng
hộ cây xanh, máy tính, đồ thí nghiệm và một số trang bị khác.
-
Tham gia trang Web của trường.
2.
Lập sổ theo dõi kết quả tự rèn luyện của HS để hàng tuần CMHS kiểm tra
Quyển
sổ của trường chúng tôi gồm:
a.
Phần chung
+ Sơ
yếu lý lịch.
+
Giáo dục truyền thống: Tấm gương vượt khó vươn lên học tập thành tài của nhà
bác học Mikhain Vaxilevich Lômônôxôp. Giới thiệu lịch sử và thành tích của
trường.
+ Các
tiêu chuẩn và qui định:
-
Tiêu chuẩn Nhà trường văn hoá (Khung cảnh đẹp, nề nếp tốt, chất lượng cao).
-
Tiêu chuẩn học sinh thanh lịch (đạo đức tốt, học tập giỏi, lối sống đẹp).
- Nội
qui học sinh Lô-mô-nô-xôp.
- Tám
tiêu chuẩn thi đua cá nhân (trang phục, giao tiếp, chuyên cần, chuẩn bị bài vở,
thái độ học tập, thực hiện trật tự, giữ gìn vệ sinh, hoạt động nội ngoại khoá).
-
Những điều cấm.
-
Cách đánh giá (điểm thưởng, điểm phạt, phân loại, xử lý) và xếp loại đạo đức.
-
Tiêu chuẩn xếp loại học lực (THCS, THPT).
-
Tiêu chuẩn lớp tiên tiến.
+
Danh sách thầy, cô giáo và chi hội CMHS.
+ Sơ
đồ lớp.
b.
Phần riêng của từng HS trong 35 tuần học
+ Ghi
chép về sinh hoạt chủ điểm từng tuần và những bài học về ứng xử.
+ Học
sinh tự ghi kết quả học tập và rèn luyện trong tuần.
+ Tự
nhận xét.
+
Đánh giá của ban thi đua lớp.
+
Nhận xét của giáo viên (chủ nhiệm, bộ môn, bán trú: ăn nghỉ trưa)
+ Ý
kiến của CMHS.
c.
Kết quả học tập và rèn luyện
+
Giữa học kì 1 + Học kì 1.
+
Giữa học kì 2 + Học kì 2.
+ Cả năm
học
d.
Sử dụng Sổ theo dõi kết quả tự rèn luyện của học sinh
Ngoài
phần chung dành cho HS và CMHS, chú ý:
-
CMHS và HS thảo luận các tiêu chuẩn đánh giá đạo đức của nhà trường để thấy rõ
ích lợi của việc thực hiện các qui định và tác hại của việc không áp dụng các
qui định của trường, từ đó tự đánh giá.
-
GVCN tổ chức lớp mình để học sinh tự giác, tập thể học sinh tự giác (Giáo viên
không áp đặt, không để cán bộ lớp áp đặt).
- Các
nội dung đánh giá là: trang phục (1 điểm), giao tiếp (1 điểm), chuyên cần (1
điểm), chuẩn bị bài (2 điểm), thái độ học tập (2 điểm), thực hiện kỉ luật (1
điểm), giữ vệ sinh (1 điểm), hoạt động nội và ngoại khoá (1 điểm).
-
Hàng tuần GVCN tổ chức cho học sinh tự đánh giá theo 8 tiêu chuẩn trên. Chú ý:
Cộng thêm: 12 điểm nếu kết quả học tập đạt điểm 9, 10. Cộng 2 10 điểm nếu có
các hành vi tốt như nhặt được của rơi mang trả, có hành động dũng cảm cứu bạn,
làm những việc hữu ích giúp đỡ thương bệnh binh, người cao tuổi hoặc có hành vi
tốt đóng góp việc xây dựng xã hội lành mạnh.
Trừ
đi: 1 điểm nếu kết quả học tạp đạt điểm 3, 4. Trừ 2 điểm nếu đạt điểm 0
Trừ 2
điểm nếu bị ghi sổ đầu bài 1 lần về hành vi xấu trong lớp. Trừ 5 điểm nếu bị
ghi sổ đầu bài 2 lần về hành vi xấu trong lớp. Trừ 1 2 điểm nếu vi phạm nội quy
ăn, nghỉ trưa tại trường.
Đánh
giá: Từ 55 điểm/tuần trở lên xếp loại tốt. Từ 48 - 54 điểm/ tuần xếp loại khá.
Từ 40 - 47 điểm/tuần xếp loại trung bình. Dưới 40 điểm/tuần xếp loại yếu.
Nếu
vi phạm một trong các điều cấm: Hút thuốc lá, hít hêrôin, tiêm trích ma tuý,
uống rượu; Gây gổ đánh nhau, mang hung khí đến trường; Đốt pháo, đánh bài bạc.
Đua xe, cổ vũ đua xe trái phép, đi xe máy khi chưa đủ tuổi; Lấy cắp tiền, đồ
đạc, tài sản của người khác. Phá hỏng nghiêm trọng tài sản nhà trường thì xếp
loại yếu và bị kỷ luật.
Xử
lý: Nếu có học sinh xếp loại yếu, giáo viên chủ nhiệm lớp gặp CMHS để trao đổi
và bàn biện pháp giáo dục. Trong tháng có 3 tuần xếp loại yếu thì BGH gặp CMHS.
Trong học kỳ nếu có 5 tuần xếp loại yếu thì học sinh sẽ kiểm điểm trước lớp và
bị đưa ra HĐKL để xem xét. Học sinh vi phạm điều cấm sẽ kiểm điểm trước lớp và
bị đưa ra HĐKL.
IV.
Kết luận
Việc giáo dục con người không phải chỉ chờ đến khi đứa trẻ cắp
sách tới trường để được thày cô giáo dạy cho những bài học về kiến thức khoa
học, về đạo lý làm người, mà trước đó ngay còn là thai nhi thì âm nhạc và những
lời vỗ về của người mẹ đã có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển trí não của
thai nhi. Tuy vậy không ai có thể phủ nhận được vai trò đặc biệt quan trọng của
nhà trường. Nhờ có nhà trường mà trẻ thơ được đi từ ngôi nhà thân thương của
mình được mang vốn kiến thức sơ giản ban đầu về thế giới xung quanh (qua lời kể
của mẹ, lời dạy của cha, lời khuyên nhủ của ông bà), để bước vào lớp học một
thế giới mới và khác xa cuộc sống hàng ngày. Trong cái thế giới ấy có thầy cô
vừa gần gũi vừa nghiêm khắc, vừa là người xa lạ vừa là người thân thương trìu
mến, chỉ bảo từng nét chữ, cách ngồi đến lời nói, hành vi ứng xử với mọi người
xung quanh. Sau nhiều năm đi học đứa trẻ trưởng thành, phát triển khá mạnh mẽ
về thể chất cũng như tâm hồn, thế giới nội tâm biến chuyển theo chiều hướng
tích cực biểu hiện qua hệ thống hành vi: hăng hái tham gia vào những công việc
chung, sẵn sàng chia xẻ với vui buồn với bạn bè xung quanh hoặc bất bình trước
việc làm sai trái của người khác hay tự trách mình khi phạm lỗi… Như vậy là bên
trong con người trẻ tuổi ấy đang có sự lên tiếng của những giá trị đạo đức. Tất
nhiên những giá trị nhân văn ấy sẽ trở nên ổn định, bền vững nhờ có gia đình,
nhà trường và xã hội, nhờ những khoảng cách gần gũi giữa những con người trong
một gia đình, những người bạn trong một lớp học, những thầy cô giáo thân thương
dưới mái trường, những đồng chí trong một đơn vị công tác.
Nhà trường cần phải biết cách tập hợp sức mạnh của giáo dục gia
đình, tổng hoà sức mạnh của các đoàn thể xã hội để cùng với mình làm công tác
giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, tạo ra được những con người có ích cho đất
nước.