Phân
tích thơ, phân tích một giá trị nội dung hoặc giá trị nghệ thuật trong bài thơ
là những dạng thường gặp khi làm đề thi vào lớp 10.
Các
dạng bài nghị luận về tác phẩm thơ thường chiếm khoảng 5,0 điểm trong đề thi.
Nhằm giúp học sinh đạt điểm cao, cô Nguyễn Thị Thu Trang - giáo viên môn Ngữ
văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI hướng dẫn các em kỹ năng giải quyết từng dạng
bài nghị luận về tác phẩm thơ thường gặp.
Dạng
bài phân tích hoặc cảm nhận về một bài thơ, khổ thơ
Đây
là dạng bài thường gặp và chiếm dung lượng nhiều nhất trong kiểu bài nghị luận
về tác phẩm thơ. Với dạng bài này, học sinh phải thuộc văn bản thơ và thực hiện
theo ba bước:
Bước
1: Xác định vị trí, nội dung chính của đoạn thơ hoặc khổ thơ mà đề bài yêu cầu.
Bước
2: Phân tích các hình ảnh, biện pháp nghệ thuật, ngôn từ biểu cảm. Đây là bước
quan trọng nhất, chiếm dung lượng kiến thức nhiều nhất và thể hiện rõ kỹ năng
làm bài của học sinh.
Bước
3: Khái quát lại vẻ đẹp của bức tranh thơ, tình cảm của tác giả hoặc của nhân vật
trữ tình thể hiện trong đoạn thơ, bài thơ.
Ví dụ:
Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là nguồn cảm hứng vô tận cho sáng tạo nghệ
thuật. Một nhà thơ đã viết:
"Bác
nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa
một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn
biết trời xanh là mãi mãi
Mà
sao nghe nhói ở trong tim!"
(Ngữ
văn 9, tập hai, NXB Giáo dục 2017, trang 58)
Bước
1: Khổ thơ thứ ba của bài thơ "Viếng lăng Bác" nhà thơ Viễn Phương đã
diễn tả cảm xúc của mình khi ở trong lăng Bác.
Bước
2: Hình ảnh nổi bật trong khổ thơ: Giấc ngủ bình yên, vầng trăng sáng dịu hiền,
trời xanh. Biện pháp tu từ: Nói giảm nói tránh, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
Bước
3: Đoạn thơ thể hiện niềm xúc động nghẹn ngào và nỗi tiếc thương vô hạn của nhà
thơ với Bác.
Dạng
bài phân tích về một giá trị nội dung trong bài thơ
Với
dạng bài này, học sinh thường gặp khó khăn vì đề bài không nêu cụ thể vấn đề cần
nghị luận. Do vậy để giải quyết yêu cầu của đề bài, học sinh cần thực hiện theo
3 bước:
Bước
1: Xác định giá trị nội dung của bài thơ, đoạn thơ.
Bước
2: Triển khai giá trị nội dung đó thành các luận điểm.
Bước
3: Tìm dẫn chứng trong tác phẩm thơ để chứng minh cho các luận điểm.
Ví dụ:
"Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kĩnh vỡ rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái"
(Trích Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật)
Hãy
trình bày cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong hai khổ khổ thơ trên. Từ
đó, liên hệ với một tác phẩm khác cũng viết về người lính để thấy được nét gặp
gỡ của các tác giả khi viết về đề tài này. (Đề thi Ngữ văn vào 10 tại TP.HCM
năm 2018).
Bước
1: Giá trị nội dung của hai khổ thơ trên là hình ảnh người lính trên những chiếc
xe không kính.
Bước
2: Hai khổ thơ cho thấy tư thế ung dung, hiên ngang của người lính trên những
chiếc xe không kính và vẻ đẹp tinh thần lạc quan, bất khuất của họ.
Bước
3: Hình ảnh và tinh thần của người lính được thể hiện qua các từ ngữ: Ung dung,
sao trời và đột ngột cánh chim, con đường chạy thẳng vào tim... Cho thấy sự
giao hòa giữa con người với thiên nhiên.
Liên
hệ với một tác phẩm khác cũng viết về người lính, đó là bài thơ "Đồng
chí" của Chính Hữu để thấy nét tương đồng giữa những người lính.
Dạng
bài phân tích về một giá trị nghệ thuật trong bài thơ
Đây
là dạng bài tương đối khó với học sinh, do vậy trong quá trình ôn thi, học sinh
cần lưu ý các yếu tố về giọng điệu, mạch cảm xúc, biện pháp tu từ trong bài
thơ. Đối với dạng bài này học sinh cần thực hiện theo các bước sau đây:
Bước
1: Xác định giá trị nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.
Bước
2: Triển khai giá trị nghệ thuật thành các luận điểm.
Bước
3: Tìm dẫn chứng trong đoạn thơ hoặc bài thơ để chứng minh cho các luận điểm
trên.
Ví dụ:
Có ý kiến cho rằng, trong bài thơ "Ánh trăng", Nguyễn Duy đã thể hiện
phút lắng lòng đầy trầm tư để suy ngẫm về bài học mang tính triết lý sâu sắc
qua các hình ảnh ẩn dụ ý nghĩa. Phân tích bài thơ "Ánh trăng" để làm
sáng tỏ nhận định trên.
Bước
1: Học sinh cần giải thích về nội dung của nhận định trên. Nhận định đánh giá về
giá trị của bài thơ "Ánh trăng" là tính triết lý.
Bước
2: Tính triết lý của bài thơ là thái độ sống của con người với quá khứ và đạo
lý uống nước nhớ nguồn.
Bước
3: Tìm dẫn chứng để chứng minh cho tính triết lý của bài thơ. Đó là các hình ảnh
ẩn dụ được sử dụng trong bài thơ.
Ngoài
ra, trong quá trình phân tích khi làm bài văn nghị luận về tác phẩm thơ, học
sinh cần gạch chân dưới những từ ngữ, hình ảnh và biện pháp nghệ thuật trong
bài thơ. Bên cạnh đó, học sinh cần nắm chắc kiến thức về các biện pháp nghệ thuật
tu từ như: Ẩn dụ, nhân hóa, so sánh, điệp ngữ, nói giảm nói tránh... Đây chính
là chìa khóa giúp học sinh đạt điểm cao.
Cô
Nguyễn Thị Thu Trang lưu ý thêm, bài nghị luận thơ cần có bố cục rõ ràng, lời
văn rung động và thể hiện được cảm xúc chân thành của người viết trước những
hình ảnh và các biện pháp tu từ trong bài thơ. Để đạt điều này thì các em cần
luyện đề thường xuyên thông qua đề thi của các năm trước, đặc biệt cần giữ bình
tĩnh khi làm bài thi, rõ ràng trong tư duy và triển khai các luận điểm mạch lạc,
gạch ý ra nháp trước rồi hãy làm vào bài.
(Theo Thế Đan, https://vnexpress.net/)