TỔNG HỢP KIẾN THỨC
TIẾNG VIỆT LỚP 8 HỌC KÌ II
1. Các kiểu câu
Kiểu câu |
Đặc điểm hình thức |
Chức năng |
Ví dụ |
|
Câu nghi vấn |
- Từ ngữ nghi vấn: ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, bao giờ,
bao nhiêu, à, ư, hả, chứ, (có)… không, đã… chưa… hoặc có từ hay - Thường kết
thúc bằng dấu chấm hỏi (khi không dùng để hỏi có thể kết thúc bằng dấu
chấm hoặc chấm than) |
- Chức năng chính: dùng để
hỏi - Chức năng khác: cầu khiến, khẳng định, phủ định, bộc lộ
tình cảm, cảm xúc… |
Gọi tên, chỉ ra đặc điểm
hình thức và chức năng của các câu sau: - Mai cậu có phải đi lao động
không? - Mình đọc hay tôi đọc? - Cậu chuyển giùm quyển
sách này tới H được không? - Đi thôi con. - Nghỉ, nghiêm! - Hãy lấy gạo làm bánh mà
lễ Tiên Vương. - Ra ngoài! - Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời!
Thế đè không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đế này hỏng
mất. - Than ôi, thời oanh liệt
nay còn đâu! - Vả lại ở nhà cũng rét thế
thôi. - Trời đang mưa. - Quyển sách đẹp quá! Tớ cảm
ơn bạn! Cảm ơn bạn! |
|
Câu cầu khiến |
- Có những từ cầu khiến
như: hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào...
hay ngữ điệu cầu khiến. - Khi viết, câu cầu khiến
thường kết thúc bằng dấu chấm than,
nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm. |
- Dùng để cầu khiến: yêu cầu khuyên bảo, ra lệnh, đề nghị. - Có thể dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc, cầu kiến, khẳng
định… |
|
|
Câu cảm thán |
- Có những từ ngữ cảm thán
như: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi, trời
ơi, thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào... dùng để bộc lộ trực tiếp
cảm xúc của người nói, người viết; - Khi viết, câu cảm thán
thường kết thúc bằng dấu chấm than. |
- Dùng để bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc; - Xuất hiện chủ yếu trong
ngôn ngữ nói hàng ngày hay ngôn ngữ văn chương. |
|
|
Câu trần thuật |
- Không có dấu hiệu hình
thức của câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán. - Khi viết, câu trần thuật
thường kết thúc bằng dấu chấm, nhưng đôi khi nó có thể kết thúc bằng dấu chấm
than hoặc dấu chấm lửng - Đây là kiểu câu cơ bản
và được dùng phổ biến nhất trong giao tiếp. |
- Chức năng chính: dùng để
kể, tả, thông báo, nhận định… - Ngoài ra còn dùng để khẳng
định, phủ định, bộc lộ cảm xúc, yêu cầu… |
|
|
Câu phủ định |
Có những từ ngữ phủ định
như: không, chẳng, chả, chưa, không
phải (là), đâu có phải (là), đâu (có)… |
- Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc,
tính chất, quan hệ nào đó (câu phủ định miêu tả). - Phản bác một ý kiến, một nhận định (câu phủ định
bác bỏ). |
- Tôi không (chưa, chẳng, chả) đi chơi. - Đâu có. Nó là của tôi. |
3. Hành động nói
|
Nội dung |
Ví dụ |
Khái niệm |
là
hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định. |
- Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. (mục
đích nói: …………………………………………………………………………….) - Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu. (mục
đích nói: …………………………………………………………………………….) |
Các kiểu hành động nói |
Dựa
vào mục đích của hành động nói để xác định: - Hành động hỏi - Hành động trình bày (kể, tả, thông
báo, nêu ý kiến, dự đoán…) - Hành động bộc lộ cảm xúc - Hành động hứa hẹn - Hành động điều khiển (cầu khiến, đe
doạ, thách thức…) |
Yêu
cầu: Đặt câu với các kiểu hành động
tương ứng -
Hành động hỏi: Em đi đâu thế? -
Hành động trình bày: -
Hành động bộc lộ cảm xúc: -
Hành động hứa hẹn: -
Hành động điều khiển: |
Cách thực hiện |
Có
2 cách thực hiện hành động nói: - Cách dùng trực tiếp (khi kiểu câu thực hiện chức
năng chính như câu nghi vấn được dùng để hỏi) - Cách dùng gián tiếp (khi kiểu câu này thực hiện
chức năng của kiểu câu kia – thực hiện chức năng phụ như câu nghi vấn được
dùng để yêu cầu) |
Yêu
cầu: Chỉ ra câu có cách dùng trực
tiếp và cách dùng gián tiếp: -
Sao hôm nay bạn đi học trễ vậy? (Câu nghi vấn dùng để hỏi) - Bạn có thể cho tôi mượn cây bút được không?
(Câu nghi vấn nhưng không dùng để hỏi mà để yêu cầu) |
4. Hội thoại
|
Nội dung |
Ví dụ |
Khái niệm |
Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối
với người khác trong cuộc thoại. |
- Tình huống: Hai cha con cùng làm chung
trong công ty A. Trong đó con là giám đốc còn cha là bảo vệ. - Xác định vai xã hội: + Tuổi
tác và thức bậc trong gia đình (Ai vai trên? Ai vai dưới?): + Xã
hội (Ai vai trên? Ai vai dưới?): + Mức
độ quen biết (Thân hay sơ?): - Xưng hô (Cha
và con sẽ xưng hô như thế nào cho phù hợp?): |
Cơ sở xác định vai xã hội |
Quan hệ xã hội: - Trên – dưới hay ngang hàng (theo tuổi tác, thứ bậc
trong gia đình và xã hội. - Quan hệ thân - sơ (theo mức độ quen biết, thân tình) |
|
Lưu ý về vai xã hội |
Quan hệ xã hội rất đa dạng, vai xã hội của mỗi người vì thế cũng đa dạng, nhiều
chiều. Do dó khi tham gia hội thoại cần xác định đúng vai để chọn cách
nói cho phù hợp. |
|
Lượt lời |
- Khái niệm: Trong hội thoại ai cũng
được nói. Mỗi lần có một người tham gia hội thoại nói được gọi là một lượt lời. - Lưu ý: + Để giữ lịch sự, cần tôn trọng lượt lời của người
khác... + Nhiều khi, im lặng khi đến lượt lời của mình cũng
là một cách biểu thị thái độ. |
1. Câu chuyện: Người anh đang ngồi xem bóng đá. Em gái ngồi gần đó
nói: - Anh ơi, mai anh chở em đi Hội An được không? Người anh vẫn ngồi xem, giả vờ không nghe. Em lại
lên tiếng: - Anh có nghe em nói không? - Sao? Em nói sao? Người em bực bội: - Không có gì! Chán anh nghê. 2. Yêu cầu: - Xác định số lượng lượt lời có trong câu chuyện. - Sự im lặng biểu thị thí độ gì của người anh? - Các nhân vật có tôn trọng lượt lời của nhau không?
Vì sao? |
5. Lựa chọn trật tự từ trong câu
Nhận
xét chung |
Có nhiều cách
sắp xếp trật tự từ trong câu. Mỗi cách đem lại hiệu quả diễn đạt riêng. Người
nói (viết) cần lựa chọn trật tự từ thích hợp với yêu cầu giao tiếp. |
|
Một
số tác dụng |
- Thể hiện thứ
tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm; |
Anh ấy mở
cửa xe, nhảy vào ca bin rồi nhấn ga cho xe chạy. => Thể thiện thứ
tự trước sau của hoạt động (Không thể là Anh ấy nhấn ga cho xe chạy
rồi mở cửa, nhảy vào ca bin.) |
- Nhấn mạnh
hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng; |
Lom khom
dưới núi, tiều vài chú/ Lác đác bên sông chợ mấy nhà. Đảo vị ngữ lom
khom và lác đác lên trước để nhấn mạnh sự thưa thớt, vắng vẻ,
hoang vắng của không gian của đèo Ngang. (Viết đúng phải là: Dưới
núi, vài chú tiều lom khom/ Bên sông chợ mấy nhà lác đác) |
|
- Liên kết
câu với những câu khác trong văn bản; |
Cùng lắm,
nó có giở quẻ, hắn cũng chỉ đến đi ở tù. Ở tù thì hắn coi là thường.
=> từ ngữ ở tù cuối câu trước được lặp lại ở đầu câu sau là
để liên kết câu. |
|
- Đảm bảo sự
hài hòa về ngữ âm của lời nói. |
Nắng chói
sông Lô, hò ô tiếng hát. => Làm cho câu thơ nhịp nhàng, dễ đọc,
dễ nhỡ (Nếu viết Hò ô tiếng hát, nắng choi sông Lô thì không vần,
không nhịp nhàng.) |
6. Chữa lỗi diễn đạt (lỗi lô – gíc)
|
Nội
dung |
Ví dụ |
||||||||||||||||||||||||||||||||
Lưu
ý các kiến thức liên quan |
- Từ ngữ
có nghĩa rộng là từ ngữ có phạm vi nghĩa bao hàm phạm vi nghĩa của một
số từ ngữ khác. - Từ ngữ
có nghĩa hẹp là từ ngữ có phạm vi nghĩa được bao hàm trong phạm vi
nghĩa của ngữ khác. |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||
- Trường
từ vựng là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa |
- Dụng cụ đánh bắt cá: lưới, nơm, vó… - Vật liệu xây dựng: cát, gạch, xi măng, sắt… |
|||||||||||||||||||||||||||||||||
- Từ ngữ
cùng loại là những từ ngữ có thuộc tính như nhau, vai trò ngữ pháp
như nhau. |
Cùng danh từ,
cùng động từ, cùng tính từ… |
|||||||||||||||||||||||||||||||||
- Quan
hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép: nguyên nhân – kết quả, điều kiện
– kết quả, tăng tiến, bổ sung, tương phản… |
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||
Một
số kiểu kết hợp trong câu |
- A, B và
C khác (A, B, C phải cùng loại; A, B là từ có nghĩa hẹp, C là từ có nghĩa
rộng) |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||
- A nói
chung và B nói riêng (A phải là từ ngữ có nghĩa rộng hơn từ ngữ B) |
Cờ nói chung
và cờ vua nói riêng giúp phát triển trí tuệ. |
|||||||||||||||||||||||||||||||||
- A, B và
C (quan hệ đẳng lập – A, B và C phải thuộc cùng trường từ vựng (như cùng
là tác giả, cùng là tác phẩm) |
Cầu Trần Thị
Lý, cầu Sông Hàn và cầu Rồng bắc qua sông Hàn. |
|||||||||||||||||||||||||||||||||
- A hay B
(quan hệ lựa chọn – A và B không được có quan hệ nghĩa rộng – hẹp, A không
bao hàm B và ngược lại). |
Mình đọc hay
tôi đọc |
|||||||||||||||||||||||||||||||||
- Không chỉ
A mà còn B (quan hệ bổ sung – A và B không được có quan hệ nghĩa rộng – hẹp).
|
Bạn A không
chỉ học giởi mà còn chơi thể thao hay |