MỖI CLICK VÀO QUẢNG CÁO SẼ GIÚP CHÚNG TÔI PHỤC VỤ CÁC BẠN TỐT HƠN

Đề kiểm tra ngữ văn 9 cuối kì 2 Đà Nẵng năm học 2021-2022

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2021 – 2022

Môn: Ngữ văn - Lớp 9

Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (2,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

“Em biết không, em là cô bé ngoan thật đấy.”

Mỗi lần trông thấy Totto-chan, thầy hiệu trưởng đều nói thế. Còn Totto-chan thì mỉm cười, nhảy tưng tưng đáp: “Vâng, em ngoan.” Và em cũng tin như vậy.

Đúng là Totto-chan ngoan, và ngoan về nhiều mặt. Em tốt bụng với mọi người, nhất là với những bạn có khuyết tật. Em sẵn sàng bảo vệ cho họ, nếu các em ở trường khác nói điều gì không tốt là em đấu tranh liền, dù cuối cùng phải bật khóc. Thấy con vật nào bị thương, em làm mọi việc để săn sóc.

(Tetsuko Kuroyanagi, Totto-chan cô bé bên cửa sổ, Anh Thư dịch qua bản tiếng Anh của Dorothy Britton, NXB Văn học, 2006, tr. 137-138)

Đề kiểm tra ngữ văn 9 cuối kì 2 Đà Nẵng năm học 2021-2022

a. Tìm thành phần biệt lập và gọi tên thành phần biệt lập đó trong câu sau: Còn Totto-chan thì mỉm cười, nhảy tưng tưng đáp: “Vâng, em ngoan.” (1,0 điểm)

b. Theo em, câu nói của thầy hiệu trưởng: “Em biết không, em là cô bé ngoan thật đấy.” đã đem lại những điều gì cho Totto-chan? (0,5 điểm)

c. Em có đồng tình với hành động sẵn sàng bảo vệ các bạn có khuyết tật của Totto- chan không? Vì sao? (0,5 điểm)

Câu 2 (3,0 điểm)

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 - 15 dòng) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của lòng tốt.

Câu 3 (5,0 điểm)

Phân tích vẻ đẹp của đoạn thơ sau:

Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười

Người đồng mình yêu lắm con ơi

Đan lờ cài nan hoa

Vách nhà ken câu hát

Rừng cho hoa

Con đường cho những tấm lòng [...]

(Y Phương, Nói với con, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2021, tr.72)

- HẾT -

 HƯỚNG DẪN CHẤM

A. HƯỚNG DẪN CHUNG

- Các tổ/nhóm chuyên môn tổ chức thảo luận để thống nhất hướng dẫn chấm và cách cho điểm; chấm chung ít nhất 05 bài và ghi vào biên bản họp nhóm lớp 9.

- Hướng dẫn chấm chỉ là gợi ý nên trong quá trình chấm bài, giáo viên cần linh hoạt, tránh đếm ý cho điểm, chú ý kĩ năng làm bài và sự sáng tạo của học sinh. Học sinh có thể có nhiều cách diễn đạt và lí giải khác nhau, miễn là hợp lí và thuyết phục.

B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ

Câu

Ý

Nội dung

Điểm

1

Đọc hiểu: Đây là dạng câu hỏi kiểm tra kiến thức và kĩ năng đọc hiểu văn bản nên học sinh có thể trình bày bằng hình thức gạch đầu dòng, trình bày theo ý.

2,0

a

-   Vâng

-  Thành phần gọi - đáp.

0,5

0,5

b

Câu nói của thầy hiệu trưởng đã đem lại cho Totto-chan niềm vui và sự tự tin vào những điều tốt đẹp mà em đã làm.

Hướng dẫn chấm:

-  Học sinh trả lời như Đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 0,5 điểm.

-  Học sinh trả lời    ý: 0,25 điểm.

0,5

c

-   Bày tỏ quan điểm của bản thân: đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần.

-  Lí giải hợp lí, thuyết phục.

0,25

0,25

2

Làm văn: Đây là dạng câu hỏi kiểm tra kiến thức và kĩ năng hình thành văn bản nên học sinh cần đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn với dung lượng khoảng 10 - 15 dòng; đảm bảo các yêu cầu về diễn đạt, dùng từ, chính tả; xác định đúng vấn đề cần nghị luận; triển khai vấn đề nghị luận tốt...

3,0

a) Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.

0,25

b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của lòng tốt.

0,25

c) Triển khai vấn đề nghị luận:

Học sinh có thể trình bày nhiều ý, miễn là hợp lí, phù hợp với đạo đức. Sau đây là một số gợi ý:

-  Lòng tốt là một vẻ đẹp phẩm chất đáng quý.

-   Lòng tốt khiến cho người được giúp đỡ cảm thấy được chia sẻ, có thêm sức mạnh để vượt qua khó khăn... khiến cho người giúp đỡ cảm thấy hạnh phúc, nhận lại sự quý mến…

-   Lòng tốt không chỉ giúp cho con người gần con người hơn, biết sống yêu thương nhau hơn mà còn xây dựng một xã hội ngày càng tốt đẹp.

2,0

d) Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25

e) Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

0,25

 

Làm văn: Đây là dạng câu hỏi kiểm tra kiến thức và kĩ năng hình thành văn bản nên học sinh cần đảm bảo yêu cầu về hình thức bài văn; đảm bảo các yêu cầu về diễn đạt, dùng từ, chính tả; xác định đúng vấn đề cần nghị luận; triển khai vấn đề nghị luận tốt...

5,0

 

a) Đảm bảo yêu cầu về hình thức bài văn: Mở bài giới thiệu chung về vấn đề, Thân bài giải quyết vấn đề, Kết bài khái quát ý nghĩa của vấn đề.

0,25

 

b) Xác định đúng vấn đề nghị luận: vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của đoạn trích trong bài thơ Nói với con của Y Phương.

0,5

3

c) Triển khai vấn đề nghị luận: học sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo yêu cầu về kiến thức và kĩ năng làm văn nghị luận văn học với các ý chính cơ bản sau:

-  Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn trích.

-  Phân tích đoạn trích:

+ Bốn dòng đầu: Con lớn lên từng ngày trong tình yêu thương, trong sự nâng đón và mong chờ của cha mẹ (chân phải bước tới cha, chân trái bước tới mẹ). Từng bước đi, từng tiếng nói, tiếng cười của con đều được cha mẹ chăm chút, mừng vui đón nhận (một bước chạm tiếng nói, hai bước tới tiếng cười).

+ Năm dòng sau: Con được trưởng thành trong cuộc sống lao động cần cù và tươi vui của người đồng mình (đan lờ cài nan hoa, vách nhà ken câu hát), trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương (rừng cho hoa, con đường cho những tấm lòng) Tất cả đã nuôi dưỡng con cả về tâm hồn lẫn lối sống.

+ Nghệ thuật: thể thơ tự do phóng khoáng; giọng điệu thủ thỉ, tâm tình, trìu mến; xây dựng các hình ảnh vừa cụ thể vừa mang tính khái quát, mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ; sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ: điệp cấu trúc, điệp ngữ, liệt kê…

-  Đánh giá chung:

+ Đoạn thơ giúp ta hiểu được cội nguồn sinh dưỡng của con người là tình yêu của cha mẹ, tình yêu lao động, tình nghĩa quê hương. Đó cũng là những giá trị bền vững trong suốt cuộc đời con người.

+ Đoạn thơ là minh chứng cho sức sống riêng của thơ Y Phương khi viết về đề tài quen thuộc.

3,5

 

d) Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25

 

e) Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu săc về vấn đề nghị luận.

0,5

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

Liên kết

Quảng cáo