ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2023 – 2024
Môn: Ngữ văn – Lớp 6
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn năng lực, phẩm chất trong chương trình của học kì 1 (bài 1, 2), môn Ngữ văn lớp 6 bộ sách Chân trời sáng tạo.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
Kiểm tra theo hình thức kết hợp trắc nghiệm 60%, tự luận 40%.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN, ĐẶC TẢ
1. Khung ma trận đề
TT | Kĩ năng | Đơn vị kiến thức / kĩ năng | Mức độ nhận thức | Tổng số câu | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||||||||
TN KQ | TL | TN KQ | TL | TN KQ | TL | TN KQ | TL | |||||
1 | Đọc hiểu | Truyện truyền thuyết | 4 (20%) | 0 | 1 (5%) | 2 (20%) | 0 | 2 (15%) | 0 | 0 | 9 | 60% |
2 | Viết | Kể lại một truyện cổ tích. | 0 | 1* (5%) | 0 | 1* (20%) | 0 | 1* (10%) | 0 | 1* (5%) | 1 | 40% |
Tổng | 20% | 5% | 5% | 40% | 0 | 25% | 0 | 5% | 10 | 100% | ||
Tỉ lệ % | 25% | 45% | 25% | 5% | ||||||||
Tỉ lệ chung | 70% | 30% |
2. Bản đặc tả đề kiểm tra
TT | Kĩ năng | Đơn vị kiến thức/ kĩ năng | Mức độ nhận thức | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 | Đọc hiểu | Truyện truyền thuyết | Nhận biết: - Nhận biết được chi tiết tiêu biểu, nhân vật, đề tài, cốt truyện theo đặc điểm thể loại; lời người kể chuyện và lời nhân vật. - Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba. - Nhận ra từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy); Thông hiểu: - Phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua ngoại hình, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật. - Nêu được chủ đề của văn bản. Vận dụng: - Trình bày được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử từ văn bản gợi ra. - Trình bày được điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật trong hai văn bản. | ||||
2 | Viết | 2. Kể lại một truyền thuyết hoặc truyện cổ tích. | Nhận biết: Thông hiểu: Vận dụng: Vận dụng cao: Viết được bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích. Có thể sử dụng ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba, kể bằng ngôn ngữ của mình trên cơ sở tôn trọng cốt truyện của dân gian. | ||||
Tỉ lệ % | 25% | 45% | 25% | 5% | |||
Tỉ lệ chung | 70% | 30% |
IV. XÂY DỰNG ĐỀ KIỂM TRA
UBND QUẬN ... TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ... ----------------------- ĐỀ CHÍNH THỨC – ĐỀ A | KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: Ngữ văn – Lớp 6 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Đề gồm có 02 trang |
PHẦN I – PHẦN ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản và thực hiện yêu cầu nêu bên dưới :
CON RỒNG CHÁU TIÊN
Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lên sống trên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Thần giúp nhân dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh – những loài yêu quái bấy lâu làm hại dân lành. Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. Xong việc, thần thường về thủy cung với mẹ, khi có việc cần, thần mới hiện lên.
Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn tìm đến thăm. Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng, cùng nhau chung sống trên cạn ở điện Long Trang.
Ít lâu sau, Âu Cơ có mang. Đến kì sinh nở, chuyện thật lạ, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng; trăm trứng nở ra một trăm con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần.
Thế rồi một hôm, Lạc Long Quân vốn quen ở nước cảm thấy mình không thể sống mãi trên cạn được, đành từ biệt Âu Cơ và đàn con để trở về thủy cung. Âu Cơ ở lại một mình nuôi đàn con, tháng ngày chờ mong, buồn tủi. Cuối cùng nàng gọi chồng lên và than thở:
- Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con?
Lạc Long Quân nói:
- Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ ở cạn, người ở nước, tính tình, tập quán khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn.
Âu Cơ và trăm con nghe theo, rồi chia tay nhau lên đường.
Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Triều đình có tướng văn, tướng võ; con trai vua gọi là lang, con gái vua gọi là mị nương; khi cha chết thì ngôi được truyền cho con trưởng, mười mấy đời truyền nối ngôi vua đều lấy danh hiệu Hùng Vương, không hề thay đổi.
Cũng bởi sự tích này mà về sau, người Việt Nam ta – con cháu vua Hùng – khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường xưng là con Rồng cháu Tiên.
(Theo Nguyễn Đổng Chi, Ngữ văn 6, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất từ câu 1 đến câu 5 (mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm)
Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại truyện nào?
A. Thần thoại | B. Truyền thuyết | C. Cổ tích | D. Ngụ ngôn |
Câu 2. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Ai là người kể chuyện?
A. Ngôi thứ nhất, người kể là Lạc Long Quân | B. Ngôi thứ hai, người kể giấu mình |
C. Ngôi thứ nhất, người kể là Âu Cơ | D. Ngôi thứ ba, người kể giấu mình |
Câu 3. Nhân vật Lạc Long Quân có đặc điểm như thế nào?
A. Thuộc nòi rồng, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ.
B. Thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần.
C. Thuộc nòi rồng, có nhiều phép lạ, xinh đẹp tuyệt trần.
D. Thuộc dòng họ Thần Nông, sức khoẻ vô địch.
Câu 4. Những trạng ngữ trong câu “Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần.” có ý nghĩa gì?
A. Xác định thời gian và nguyên nhân | B. Xác định phương tiện và mục đích |
C. Xác định thời gian và nơi chốn | D. Xác định địa điểm và cách thức |
Câu 5. Trong văn bản, câu: “Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi đàn con nhỏ?” là lời của ai?
A. Lời của người kể chuyện | B. Lời của nhân vật Lạc Long Quân |
C. Lời của nhân vật Âu Cơ | D. Lời của người dân |
Câu 6. Chi tiết nào là chi tiết kì ảo tiêu biểu của văn bản trên? (0,5 điểm)
Câu 7. Nêu chủ đề của truyện Con Rồng cháu Tiên. (1,0 điểm)
Câu 8. Chỉ ra những điểm giống nhau giữa nhân vật Lạc Long Quân và nhân vật Thánh Gióng trong truyện “Thánh Gióng” – sách giáo khoa Ngữ văn 6, bộ sách Chân trời sáng. (1,0 điểm)
Câu 9. Câu chuyện trên giúp em rút ra cách ứng xử như thế nào đối với mọi người xung quanh? (1,0 điểm)
PHẦN II. VIẾT (4.0 điểm)
Viết bài văn kể lại một truyện cổ tích mà em yêu thích (không kể lại các truyện có trong sách giáo khoa Ngữ văn 6, bộ sách Chân trời sáng tạo và truyện có trong đề kiểm tra).
-----------------HẾT--------------
UBND QUẬN ... TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ... ----------------------- ĐỀ CHÍNH THỨC – ĐỀ B | KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: Ngữ văn – Lớp 6 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Đề gồm có 02 trang |
PHẦN I – PHẦN ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản và thực hiện yêu cầu nêu bên dưới :
SƠN TINH, THỦY TINH
Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha yêu thương Mị Nương rất mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.
Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Người ta gọi chàng là Thuỷ Tinh. Một người là chúa miền non cao, một người là chúa vùng nước thẳm, cả hai đều xứng đáng làm rể Vua Hùng. Vua Hùng băn khoăn, không biết nhận lời ai, từ chối ai, bèn cho vời các Lạc hầu vào bàn bạc. Xong, vua phán:
– Hai ngài đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái, biết gả cho người nào? Thôi thì ngày mai, ai đem sính lễ đến trước, ta sẽ cho cưới con gái ta.
Hai chàng tâu hỏi đồ sính lễ cần sắm những gì, vua bảo: “Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi”.
Hôm sau, mới tờ mờ sáng, Sơn Tinh đã đem đầy đủ lễ vật đến rước Mị Nương về núi.
Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo, đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió, làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước tràn nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.
Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thuỷ Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân.
Từ đó, oán nặng, thù sâu, hằng năm Thuỷ Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, vị Thần Nước đánh mỏi mệt, chán chê vẫn không thắng nổi Thần Núi để cướp Mị Nương, đành rút quân về.
(Theo Huỳnh Lý, Ngữ văn 6, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr.31-33)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất từ câu 1 đến câu 5
(mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm)
Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại truyện nào?
A. Thần thoại | B. Truyền thuyết | C. Cổ tích | D. Ngụ ngôn |
Câu 2. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Ai là người kể chuyện?
A. Ngôi thứ nhất, người kể là Sơn Tinh | B. Ngôi thứ hai, người kể giấu mình |
C. Ngôi thứ nhất, người kể là Thủy Tinh | D. Ngôi thứ ba, người kể giấu mình |
Câu 3. Dòng nào sau đây được dùng để giới thiệu nhân vật Mị Nương trong văn bản?
A. Là con gái vua Hùng Vương thứ mười tám, xinh đẹp, hiền dịu.
B. Là con gái cưng của vua Hùng Vương mười tám, xinh đẹp, hiền dịu.
C. Là người con gái mà Hung Vương thứ mười tám muốn gả chồng sớm.
D. Là người con gái được cả Sơn Tinh và Thủy muốn cưới về làm vợ.
Câu 4. Những trạng ngữ trong câu “Hôm sau, mới tờ mờ sáng, Sơn Tinh đã đem đầy đủ lễ vật đến rước Mị Nương về núi.” có ý nghĩa gì?
A. Xác định thời gian | B. Xác định phương tiện |
C. Xác định nơi chốn | D. Xác định cách thức |
Câu 5. Trong văn bản, câu: “Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao mỗi thứ một đôi”. là lời của ai?
A. Lời của nhân vật Sơn Tinh | B. Lời của nhân vật Thủy Tinh |
C. Lời của người kể chuyện | D. Lời của nhân vật vua Hùng |
Câu 6. Chi tiết kì ảo tiêu biểu trong truyện là chi tiết nào? (0,5 điểm)
Câu 7. Nêu chủ đề của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh. (1,0 điểm)
Câu 8. Chỉ ra những điểm giống giữa nhân vật Sơn Tinh và nhân vật Thánh Gióng trong truyện “Thánh Gióng” – sách giáo khoa Ngữ văn 6, bộ sách Chân trời sáng. (1,0 điểm)
Câu 9. Theo em, nhân dân ta ngày nay cần làm gì để bảo vệ cuộc sống mỗi khi Thủy Tinh gây ra mưa bão, lũ lụt để giao chiến với Sơn Tinh? (1,0 điểm)
PHẦN II. VIẾT (4.0 điểm)
Viết bài văn kể lại một truyện cổ tích mà em yêu thích (không kể lại các truyện có trong sách giáo khoa Ngữ văn 6, bộ sách Chân trời sáng tạo và truyện có trong đề kiểm tra).
-----------HẾT------------
UBND QUẬN ... TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ... ĐỀ CHÍNH THỨC | HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN : Ngữ Văn – Lớp 6 | |||||||||||||||||||||
Phần | ĐÁP ÁN | Điểm |
| |||||||||||||||||||
I. Đọc |
Mỗi câu trả lời đúng: (0,5đ) | 2,5 đ |
| |||||||||||||||||||
Câu 6: HS nhận ra được chi tiết kì ảo tiêu biểu ĐỀ A: chi tiết bọc trăm trứng ĐỀ B: tài năng của Sơn Tinh và Thủy Tinh (HS có thể nêu chi tiết cuộc giao tranh giữa 2 vị thần) | 0,5 đ |
| ||||||||||||||||||||
Câu 7: HS chỉ cần nêu đúng 1 chủ đề ĐỀ A: - Giải thích và thể hiện niềm tự hào về nguồn gốc cao quý của dân tộc Việt Nam. - Thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của các dân tộc Việt Nam. ĐỀ B: - Giải thích nguyên nhân của hiện tượng lũ lụt. - Thể hiện sức mạnh, ước mơ chống lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của người Việt cổ. | 1,0 đ |
| ||||||||||||||||||||
Câu 8: Mỗi ý đúng đạt 0,5 điểm - Đều là nhân vật kì lạ, có sức mạnh phi thường. - Đề có công lớn đối với cộng đồng, dân tộc … | 1,0 đ |
| ||||||||||||||||||||
Câu 9: ĐỀ A: Cách cư xử cần có là đoàn kết, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. ĐỀ B : Nhân dân ta cần cảnh báo sớm về mưa lũ ; xây nhà chống lũ cho nhân dân vùng lũ, trồng cây gây rừng. … (HS chỉ cần nên được 2 việc làm phù hợp là đật đủ 1,0 điểm) | 1,0 đ |
| ||||||||||||||||||||
II. Viết | Làm văn: Đây là dạng câu hỏi kiểm tra kiến thức và kĩ năng hình thành văn bản nên học sinh cần đảm bảo yêu cầu về hình thức bài văn; bố cục, kết cấu và diễn biến câu chuyện hợp lí, logic; đảm bảo các yêu cầu về diễn đạt, dùng từ, chính tả; … | 4,0 đ |
| |||||||||||||||||||
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức bài văn: Mở bài giới thiệu lí do và truyện sẽ kể; Thân bài giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện, trình bày các sự việc đã xảy ra; Kết bài nêu cảm nghĩ về truyện. | 0,25đ |
| ||||||||||||||||||||
b. Xác định đúng yêu cầu kể: kể lại một truyện cổ tích. | 0,5 đ |
| ||||||||||||||||||||
c. Triển khai nội dung kể: | 2,5 đ |
| ||||||||||||||||||||
- Giới thiệu lí do và truyện sẽ kể | 0,25 |
| ||||||||||||||||||||
- Giới thiệu nhân vật và hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. - Kể lại diễn biến sự việc đã xảy ra trong câu chuyện theo trình tự thời gian. | 2,0 |
| ||||||||||||||||||||
- Nêu cảm nghĩ về câu chuyện vừa kể | 0,25 |
| ||||||||||||||||||||
d) Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. | 0,25đ |
| ||||||||||||||||||||
e) Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về ý nghĩa, tác dụng của câu chuyện. | 0,5 đ |
| ||||||||||||||||||||
| ||||||||||||||||||||||
* Lưu ý: Trên đây chỉ là những gợi ý mang tính định hướng chung. Giáo viên căn cứ vào những bài làm cụ thể của học sinh, linh hoạt chấm điểm cho phù hợp, khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo. |
| |||||||||||||||||||||