KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2023 – 2024
Môn: Ngữ văn – Lớp 7
I.
MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
Thu thập thông tin để
đánh giá mức độ đạt chuẩn năng lực, phẩm chất trong chương trình của học kì 1 (bài
1,2), môn Ngữ văn lớp 7 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
Kiểm tra theo hình thức kết hợp trắc nghiệm 60%,
tự luận 40%.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN, ĐẶC TẢ
1. Khung ma trận đề
TT |
Kĩ năng |
Đơn vị kiến thức / kĩ năng |
Mức độ nhận thức |
Tổng số câu |
Tổng % điểm |
|||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
|||||||||
TN KQ |
TL |
TN KQ |
TL |
TN KQ |
TL |
TN KQ |
TL |
|||||
1 |
Đọc hiểu |
Thơ 4 chữ, 5 chữ |
4 (20%) |
0 |
1 (5%) |
2 (20%) |
0 |
2 (15%) |
0 |
0 |
9 |
60% |
2 |
Viết
|
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài
thơ 4 chữ, 5 chữ |
0 |
1* (5%) |
0 |
1* (20%) |
0 |
1* (10%) |
0 |
1* (5%) |
1 |
40% |
Tổng |
20% |
5% |
5% |
40% |
0 |
25% |
0 |
5% |
10 |
100% |
||
Tỉ lệ % |
25% |
45% |
25% |
5% |
||||||||
Tỉ lệ chung |
70% |
30% |
2. Bản đặc tả đề kiểm tra
TT |
Kĩ năng |
Đơn vị kiến thức / kĩ năng |
Mức độ nhận thức |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||
1 |
Đọc hiểu |
Thơ (thơ bốn chữ, năm chữ) |
Nhận biết: - Nhận biết được từ ngữ, vần,
nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ. - Nhận biết được bố cục, những
hình ảnh tiểu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ. Thông hiểu: - Hiểu và lí giải được tình
cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. - Rút ra được chủ đề, thông
điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Phân tích được giá trị biểu
đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ. - Giải thích được ý nghĩa của
biện pháp tu từ. Vận dụng: - Trình bày được những cảm nhận
sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân. - Đánh giá được nét độc đáo của
bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử
dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu. |
4TN |
1TN |
|
|
|
2TL |
2TL |
|
||||
|
|
|
|
||||
2 |
Viết |
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc
về một bài thơ 4 chữ, 5 chữ (yêu cầu tác phẩm ngoài sách giáo khoa) |
Nhận biết: Thông hiểu: Vận dụng: Vận dụng cao: Viết được
đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ 4 chữ, 5 chữ. Bài viết nêu được cảm
xúc, ấn tượng chung về bài thơ; diễn tả được cảm xúc về nội dung và nghệ
thuật của bài thơ, đặc biệt là nét đặc sắc của thể thơ 4 chữ, 5 chữ. |
1TL* (5%) |
1TL* (20%) |
1TL* (10%) |
1TL* (5%) |
Tỉ lệ % |
25% |
45% |
25% |
5% |
|||
Tỉ lệ
chung |
70% |
30% |
IV.
XÂY DỰNG ĐỀ KIỂM TRA
UBND QUẬN ... TRƯỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ ... ----------------------- ĐỀ CHÍNH
THỨC – ĐỀ A |
KIỂM
TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: Ngữ văn – Lớp 7 Thời gian
làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Đề gồm
có 02 trang |
PHẦN I – PHẦN ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn
bản và thực hiện yêu cầu nêu bên dưới :
TUỔI NGỰA |
|
- Mẹ ơi, con tuổi gì? |
Ngựa con sẽ đi khắp […] Tuổi con là tuổi ngựa |
(Trích Bầu trời trong quả trứng,
Xuân Quỳnh, NXB Kim Đồng, 2021, tr.32-43) |
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước
câu trả lời đúng nhất từ câu 1 đến câu 5 (mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm)
Câu 1. Xác định thể thơ, cách gieo vần của
bài thơ trên?
A. Năm chữ, gieo vần chân liền B. Năm chữ, gieo vần lưng hỗn hợp |
C.
Năm chữ, gieo vần chân hỗn hợp D.
Năm chữ, gieo vần chân cách |
Câu 2. Nhịp chủ yếu của khổ thơ cuối là gì?
A. Nhịp 2/3 và 1/4 B. Nhịp 2/3 và 3/2 |
C. Nhịp 2/2/1 và 3/2 D. Nhịp 3/2 và 2/1/2 |
Câu 3. Câu thơ nào thể hiện khao khát muốn
khám phá muôn nơi của em bé tuổi ngựa?
A. Ngựa không yên một chỗ B. Con mang về cho mẹ |
C.
Con tìm về với mẹ D.
Ngựa con sẽ đi khắp |
Câu 4. Nhà thơ mượn đề tài tuổi ngựa để thể
hiện điều gì?
A. Đây là độ tuổi không thích ở mãi một
chỗ với mẹ.
B. Ước mơ, khao khát muốn khám phá của
trẻ thơ.
C. Tuổi ngựa là tuổi ngây thơ, hồn nhiên
của trẻ thơ.
D. Tuổi ngựa thường phải sống xa mẹ, xa
gia đình.
Câu 5. Khổ thơ cuối có sử dụng phép tu từ
nào?
A. Nhân hóa |
B.
So sánh |
C. Hoán dụ |
D.
Điệp ngữ |
Câu 6. Phép tu từ mà em xác định trong khổ
thơ cuối (ở câu 5) có tác dụng gì? (0,5 điểm)
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 7. Theo em, em bé tuổi ngựa trong bài
thơ trên có tính cách như thế nào? (1,0 điểm)
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 8. Nêu chủ đề của bài thơ trên. (1,0
điểm)
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 9. Bài thơ gợi nhắc cho em cách cư xử và
hành động như thế nào trong cuộc sống? (1,0 điểm)
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
PHẦN II. VIẾT (4.0 điểm)
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ “Tuổi
ngựa” của Xuân Quỳnh. (HS làm vào giấy kiểm tra)
-------------HẾT-------------
UBND QUẬN ... TRƯỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ ... ----------------------- ĐỀ CHÍNH
THỨC – ĐỀ B |
KIỂM
TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: Ngữ văn – Lớp 7 Thời gian
làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Đề gồm
có 02 trang |
PHẦN I – PHẦN ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn
bản và thực hiện yêu cầu nêu bên dưới :
HẠT GẠO LÀNG TA |
|
Hạt gạo làng ta |
…
… … Hạt
gạo làng ta (Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời) |
Khoanh tròn vào
chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất từ câu 1 đến câu 5
(mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm)
Câu 1. Xác định thể thơ, cách gieo vần của
bài thơ trên?
A. Bốn chữ, gieo vần chân liền B. Bốn chữ, gieo vần lưng hỗn hợp |
C.
Bốn chữ, gieo vần chân hỗn hợp D.
Bốn chữ, gieo vần chân cách |
Câu 2. Nhịp thơ chủ yếu của bài thơ là gì?
A. Nhịp 2/2 và 1/3 B. Nhịp 2/2 và 1/2/1 |
C. Nhịp 2/1/1 và 1/3 D. Nhịp 1/2/1 và 3/1 |
Câu 3. Hình ảnh thơ trong câu nào sau đây
cho thấy hạt gạo được đi đến muôn nơi, mang no ấm cho mọi người?
A. Hạt
gạo làng ta B. Hạt
gạo làng ta |
C. Hạt
gạo làng ta D. Hạt
gạo làng ta |
Câu 4. Khổ thơ nào kể lại việc các bạn nhỏ
cũng góp công vào việc tạo nên hạt gạo làng ta?
A.
Khổ 1 |
B. Khổ 2 |
C. Khổ 3 |
D.
Khổ 4 |
Câu 5. Hai câu thơ “Những trưa tháng sáu/
Nước như ai nấu/ Chết cả cá cờ/ Cua ngoi lên bờ/ Mẹ em xuống cấy” có sử dụng phép tu từ nào?
A.
Nhân hóa |
B.
So sánh |
C. Hoán dụ |
D.
Điệp ngữ |
Câu 6. Phép tu từ mà em xác định trong (ở
câu 5) có tác dụng gì? (0,5 điểm)
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 7. Nhân vật trữ tình trong bài thơ đã
bộc lộ những tình cảm, cảm xúc gì với “hạt gạo làng ta”? (1,0 điểm)
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 8. Nêu chủ đề của bài thơ trên. (1,0
điểm)
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 9. Theo em vì sao tác giả lại kết bài thơ bằng hình ảnh “Em vui
em hát/ Hạt vàng làng ta...”? (1,0 điểm)
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
PHẦN II. VIẾT (4.0 điểm)
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ “Hạt
gạo làng ta” của Trần Đăng Khoa. (HS làm vào giấy kiểm tra)
-------------HẾT--------------
Họ và tên học sinh:
............................................................ SBD
..................... Lớp .......................
UBND QUẬN ... TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ... ĐỀ CHÍNH THỨC |
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN : Ngữ Văn – Lớp 7 |
|||||||||||||||||||||
Phần |
ĐÁP ÁN |
Điểm |
|
|||||||||||||||||||
I. Đọc |
Mỗi
câu trả lời đúng: (0,5đ) |
2,5 đ |
|
|||||||||||||||||||
|
Câu 6: HS chỉ ra tác dụng
của phép tu từ ĐỀ A: Khẳng định tình cảm dành
cho mẹ của người con là không bao giờ thay đổi. ĐỀ B: Gợi tả thời tiết khắc
nghiệt để nhấn mạnh sự vất vả của người nông dân |
0,5 đ |
|
|||||||||||||||||||
Câu 7: ĐỀ A: Mỗi ý
đúng đạt 0,5 điểm. - Em bé hiếu động, thích khám phá, thích phiêu lưu
(ý 1); thương mẹ (ý 2). Ngoài ra, HS có thể nhận xét: hồn nhiên, ngay
thơ … ĐỀ B: Mỗi ý đúng đạt 0,5 điểm. - Tình cảm với hạt gạo: trân trọng giá trị của hạt gạo (ý 1); tự hào về
hạt gạo quê hương (ý 2) |
1,0 đ |
|
||||||||||||||||||||
Câu 8: HS có thể nêu nhiều chủ đề nhưng chỉ
cần nêu được 1 chủ đề hợp lý ĐỀ A: - Tình yêu mẹ tha thiết, sâu nặng. - Khao khát khám phá, chinh phục của tuổi thơ. … ĐỀ B: - Giá trị của hạt gạo, của nghề nông. - Tình yêu mẹ ;
niềm tự hào về giá trị của lao động (HS cũng có thể nêu : tình yêu, tự
hào về quê hương) |
1,0 đ |
|
||||||||||||||||||||
Câu 9: HS chỉ cần đưa ra 2 cách ứng xử phù
hợp thì đạt đủ điểm ĐỀ A: - Luôn khao khát và khám phá để đạt được ước mơ của
tuổi trẻ. - Luôn yêu mẹ, biết ơn mẹ. ĐỀ
B : - Luôn
trân trọng giá trị của hạt gạo, sức lao động của con người. - Biết
yêu mẹ, yêu quê hương - Tham
gia lao động để xây dựng quê hương |
1,0 đ |
|
||||||||||||||||||||
II.
Viết |
Làm văn: Đây là dạng câu hỏi kiểm tra kiến
thức và kĩ năng hình thành văn bản nên học sinh cần đảm bảo yêu cầu về hình
thức bài văn; bố cục hợp lí, logic; đảm bảo các yêu cầu về diễn đạt, dùng từ,
chính tả; biết trình bày rõ vấn đề và ý kiến tán thành; đưa ra được lí lẽ rõ
ràng và bằng chứng đa dạng |
4,0 đ |
|
|||||||||||||||||||
a) Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: đủ
3 phần mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. |
0,25 |
|
||||||||||||||||||||
b) Xác định đúng yêu cầu kiểu bài: Viết được
đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ 4 chữ, 5 chữ. |
0,5 |
|
||||||||||||||||||||
c) Triển khai nội dung nghị luận: Học sinh
cần biết trình bày đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ 4 chữ, 5 chữ. |
2,5 |
|
||||||||||||||||||||
Giới thiệu được tên bài thơ, tên tác giả; nêu ấn
tượng, cảm xúc chung về bài thơ. |
0,25 |
|
||||||||||||||||||||
Diễn tả được những cảm xúc về nội dung và nghệ
thuật của bài thơ. |
2,0 |
|
||||||||||||||||||||
ĐỀ A: -
Đề tài thú vị. -
Những hình ảnh thơ thật đẹp, gần gũi thể hiện những
miền đất mà nhân vật ‘tôi’ muốn khám phá. -
Lời nhắn nhủ chân thành, xúc động: dù đi đâu, bao xa
và bao lâu thì người con vẫn luôn nhớ mẹ, sẽ luôn về bên mẹ. -
Nghệ thuật: thể thơ năm chữ với giọng điệu hồn nhiên,
hóm hỉnh; cách gieo vần linh hoạt; hình ảnh thơ đẹp, gần gũi mà giàu ý nghĩa. |
|
|
||||||||||||||||||||
ĐỀ B: -
Chủ đề: từ hình ảnh hạt gạo để nhận ra giá trị của
lao động, tự hào về sự vất vả của mẹ, của mọi người để có hạt gạo quý như hạt
vàng. -
Quan sát vô cùng tinh tế, sâu sắc và niềm vui niềm
hạnh phúc của nhân vật trữ tình khi hạt gạo đi đến bao miền, đem ấm no đến
bao người. -
Thể thơ bốn chữ với điệp ngữ “hạt gạo làng ta” vang
lên liên tục thể hiện niềm tự hào lớn của bạn nhỏ; giọng thơ hồn nhiên, dồn
dập, tươi vui với nhiều điệp ngữ và những hình ảnh thơ gần gũi, chân thực cùng
cách diễn đạt tự nhiên. |
|
|
||||||||||||||||||||
Khái quát được cảm xúc về bài thơ. |
0,25 |
|
||||||||||||||||||||
d) Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn
chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. |
0,25 |
|
||||||||||||||||||||
e) Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ, thể
hiện cảm xúc về bài thơ |
0,5 |
|
||||||||||||||||||||
* Lưu ý: Trên đây chỉ là những
gợi ý mang tính định hướng chung. Giáo viên căn cứ vào những bài làm cụ thể
của học sinh, linh hoạt chấm điểm cho phù hợp, khuyến khích những bài làm có
tính sáng tạo. |
|
|||||||||||||||||||||