KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC
2023 - 2024
Môn: Ngữ văn – Lớp 6
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
Đề gồm có 02 trang
I. MỤC
ĐÍCH ĐỀ KIỂM TRA
1. Năng lực
a. Đánh giá mức độ nhận biết, thông hiểu
và vận dụng về đặc trưng thể loại trong phần đọc hiểu ngữ liệu ngoài SGK; tri
thức tiếng Việt; khả năng diễn đạt, hành văn. Phạm vi kiểm tra gồm:
- Phần Đọc - hiểu: Văn bản truyện
- Phần Tiếng Việt: Từ mượn, yếu tố Hán
Việt, dấu chấm phẩy.
- Phần Viết: Viết được bài văn kể lại một
trải nghiệm của bản thân
b. Rèn luyện kĩ năng diễn đạt, trình
bày.
2. Phẩm chất: nhân ái, trung thực, chăm
chỉ.
II.
HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
- Hình thức: Tự
luận;
- Cách tổ chức kiểm
tra: HS làm bài kiểm tra trong 90 phút.
III.
MA TRẬN VÀ BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA
1.
Ma trận
TT |
Kĩ năng |
Nội dung/ đơn vị kĩ nẵng |
Mức độ nhận thức |
Tổng % điểm |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||
1 |
Đọc |
Truyện hiện đại |
2 (20%) |
3 (25%) |
1 (15%) |
|
60 |
2 |
Viết |
Viết bài văn kể lại một trải nghiệm
của bản thân |
1* (5%) |
1* (20%) |
1* (10%) |
1* (5%) |
40 |
Tỉ lệ |
25% |
45% |
25% |
5% |
100 |
||
Tổng |
70% |
30% |
100 |
2. Bản đặc tả đề kiểm tra
Kĩ năng |
Đơn vị kiến thức/ kĩ năng |
Mức độ đánh giá |
Số lượng câu hỏi theo mức độ nhận thức |
Tổng % điểm |
||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
|||||
1 |
Đọc |
Truyện hiện đại |
Nhận biết: - Nhận biết được chi tiết tiêu biểu, nhân vật, đề tài, cốt
truyện, lời người kể chuyện và lời nhân vật. -
Nhận biết được người kể
chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba. -
Nhận biết được từ mượn. Thông hiểu: -
Tóm tắt được cốt truyện.
-
Nêu được chủ đề của văn
bản. -
Phân tích được tình cảm,
thái độ của người kể chuyện thể hiện qua ngôn ngữ, giọng điệu. -
Phân tích được đặc điểm
nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân
vật. -
Xác định được nghĩa của
các yếu tố Hán Việt thông dụng; công dụng của dấu chấm phẩy, dấu ngoặc
kép được sử dụng trong văn bản. Vận dụng: -
Trình bày được bài học
về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản gợi ra.
- Chỉ ra được điểm giống nhau và
khác nhau giữa hai nhân vật trong hai văn bản. |
2 |
3 |
1 |
0 |
60 |
2 |
Viết |
Viết bài văn kể lại một trải nghiệm |
Nhận biết: (0,5) - Đảm bảo cấu trúc của một bài văn
kể chuyện. - Xác định được vấn đề kể chuyện.
Thông hiểu: (2,0) - Dùng ngôi thứ nhất để kể. - Sắp xếp theo các trình tự hợp
lí. - Kết hợp kể, tả và thể hiện cảm
xúc của người kể chuyện đối với sự việc. Vận dụng: (1,0) - Đảm bảo chuẩn chính tả ngữ pháp
tiếng Việt. - Nêu ý nghĩa của trải nghiệm đối
với bản thân. Vận dụng cao: (0,5) Có cách diễn đạt
sáng tạo độc đáo hợp logic. |
1* |
1* |
1* |
1* |
40 |
Tổng |
2TL |
3TL |
1TL |
1TL |
7TL |
|||
Tỉ lệ % |
25% |
45% |
25% |
5% |
100 |
|||
Tỉ lệ chung |
70% |
30% |
100 |
IV. XÂY DỰNG ĐỀ KIỂM TRA
PHẦN I: ĐỌC (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời
các câu hỏi:
NGƯỜI BẠN MỚI
Buổi
học hôm nay có chuyện “hay” quá! Vừa về đến nhà Tú khoe ngay với mẹ:
-
Mẹ ơi! Lớp con có một thằng…
Mẹ
ngẩng lên:
-
Sao lại thằng?
Tú
vẫn hớn hở:
-
Vâng! Một thằng mới vào học mẹ ạ! Buồn cười lắm!
Mẹ
nhìn em:
-
Buồn cười làm sao?
-
Hí hí! Nó mặc áo con gái, mẹ ạ!
Mẹ
hỏi:
-
Áo con gái thế nào?
Tú
vừa cười vừa kể rằng: Cái “thằng ấy” mới xin chuyển về, vào lớp 5C của con, nó
mặc cái quần ngắn ơi là ngắn và cái áo sơ mi ở trong chiếc áo len thì lại cổ lá
sen. Kiểu cổ áo của con gái. Thế có buồn cười không?
-
Cái thằng ấy, mẹ ạ…
Mẹ
lắc đầu:
-
Sao con cứ gọi bạn là thằng thế nhỉ? Nói chuyện với mẹ, với bố, con không được
gọi bạn là thằng nọ thằng kia. Bạn ấy tốt hay xấu mà con lại gọi thế?
Tú
lúng túng:
-
Con… con cũng chưa biết ạ!
-
Không biết một tí gì hết?
Tú
ngần ngừ, rồi thưa:
-
Nó dát lắm mẹ ạ. Chúng con chế là mặc áo con gái, nó chỉ im lặng rồi đứng một
mình thôi.
Nghe
Tú nói, vẻ mặt mẹ vẫn không vui. Mẹ nhìn em có ý trách:
-
Hết gọi bạn là thằng, rồi lại gọi là nó. Sao con không gọi hẳn tên bạn ra hoặc
là: bạn ấy, bạn con được nhỉ? Tên bạn ấy là gì?
-
Là Nam. Phó Văn Nam mẹ ạ. Buồn cười quá cơ!
-
Thế thì đến mai, con hãy chơi với Nam và hỏi sao Nam lại mặc áo con gái nhé!
Cậu
Nam ấy, hóa ra là một học sinh giỏi. Ngay bài toán tập đầu tiên làm ở lớp mới,
không cần phải hỏi bạn ngồi bên cạnh, không xem bài của ai, cậu ấy đã được hẳn
mười điểm. Mà chữ viết nữa chứ, rất đẹp.
Tú
làm quen và biết được rằng nhà Nam nghèo thôi. Đến cái ti vi, bố mẹ cậu ấy cũng
không có tiền để mua. Nam phải chuyển trường đi theo bố mẹ, vì mãi đến bây giờ
cơ quan mới chia nhà cho. Trước đây là đi ở nhờ. Bố mẹ Nam có hai con. Chị Nam
là con gái, áo quần mặc chật từ lúc bé, có cái nào mẹ lại mặc cho Nam. Mặc ở
nhà và mặc ở trong cũng được. Mẹ Nam bảo Nam là: Bộ mặc ở ngoài thì cần phải
đúng là của con trai. Lớn hơn nữa, thì thôi. Giờ còn bé thì mặc tạm. Mẹ sẽ dành
tiền may cho Nam. Thương mẹ vất vả, nên Nam đã vâng lời. Tú nghe bạn kể mà
thương bạn. Mặc áo thừa của chị, mà vẫn học giỏi, lại biết thương mẹ, chứ không
đua đòi, thấy ai có cái gì cũng muốn có theo.
Ngay
hôm đó, về nhà Tú khoe:
-
Mẹ ơi! Bạn Nam ấy, hay lắm mẹ ạ!
Mẹ
hỏi:
-
Hay làm sao?
-
Bạn ấy là học sinh giỏi và … ngoan, mẹ ạ!
Mẹ
nhìn em. Ánh mắt mẹ cười vui…
(Phong Thu, Những truyện hay viết cho thiếu nhi,
NXB Kim Đồng, 2021,
tr.231-235)
Câu 1. Xác
định ngôi kể và đề tài của truyện. (1,0 điểm)
Câu 2.
Hoàn thành
các sự việc sau theo đúng diễn biến cốt truyện. (1,0 điểm)
a. Tú kể với mẹ về Nam – một người bạn mới
trông rất buồn cười vì...
b. Khi kể Tú gọi bạn là “thằng ấy”, “nó”, mẹ
Tú... và khuyên Tú...
c. Nghe lời mẹ, Tú làm quen và biết Nam phải mặc áo con gái của chị vì nhà nghèo.
d. Tú thương... và khoe với mẹ...
Câu 3. Xác định từ mượn trong câu sau: (0,5
điểm)
Cái “thằng ấy” mới xin chuyển về, vào lớp
5C của con, nó mặc cái quần ngắn ơi là ngắn và cái áo sơ mi ở trong chiếc áo
len thì lại cổ lá sen.
Câu 4. Giải thích nghĩa của từ in đậm trong các câu sau: (1,0 điểm)
a. Cậu Nam ấy,
hóa ra là một học sinh giỏi.
b. Nam phải
chuyển trường đi theo bố mẹ, vì mãi đến bây giờ cơ quan mới chia
nhà cho.
Câu 5. Em có nhận xét gì về nhân vật người mẹ
trong truyện? Chỉ ra một số chi tiết (lời nói, hành động, cử chỉ…) giúp em có cảm
nhận đó. (1,0 điểm)
Câu 6. Qua cách ứng xử của nhân vật Tú, em rút ra bài học
gì cho bản thân? Viết từ 4 - 5 câu để trả lời câu hỏi này. (1,5 điểm)
PHẦN II. VIẾT (4.0 điểm)
Viết bài văn kể lại một trải nghiệm vui
của em ở trường.
-----HẾT-----
V. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM
Phần |
Câu |
Đáp án |
Điểm |
Đọc |
Câu 1
|
- Đề tài: Tình bạn Hướng dẫn chấm: HS nêu
đúng đề tài như gợi ý đạt 0,5 điểm; HS nêu đề tài khác nhưng hợp lý đạt 0,25
điểm (đề tài: Cách giáo dục của người mẹ) |
0,5 |
- Ngôi kể: truyện được kể theo ngôi thứ ba |
0,5 |
||
Câu 2 |
a)
Tú kể với mẹ về Nam – một người
bạn mới trông rất buồn cười vì cậu ấy mặc áo con gái.
b)
Khi kể Tú gọi bạn là “thằng ấy”,
“nó”, mẹ Tú không đồng ý và khuyên Tú tìm hiểu
về Nam. c)
Nghe lời mẹ, Tú làm quen và
biết Nam phải mặc áo con gái của chị vì nhà nghèo. d)
Tú thương Nam
và khoe với mẹ về cậu ấy – một người bạn học giỏi, ngoan. |
1,0 |
|
Hướng dẫn chấm: HS hoàn thành đúng 1 chỗ trống đạt
0,25 điểm; HS có thể diễn đạt theo cách khác miễn là phù hợp với cốt truyện. |
|||
Câu 3 |
- Các từ mượn: sơ mi |
0,5 |
|
Câu 4 |
Học sinh: người học Cơ quan: nơi làm việc (của bộ máy
nhà nước hay đoàn thể) Hướng dẫn chấm: HS giải
thích đúng 1 từ đạt 0,5 điểm; HS chỉ cần diễn đạt nghĩa chính. |
1,0 |
|
Câu 5 |
HS nhận xét về đặc điểm
nhân vật và chỉ ra các chi tiết để chứng minh. Gợi ý: - Nhận xét: người mẹ nghiêm khắc nhưng bình tĩnh, nhẹ nhàng trong cách dạy
con; biết dạy con điều hay lẽ phải… - Một số chi tiết: + Lời nói: - Sao con cứ gọi bạn là thằng thế nhỉ?
Nói chuyện với mẹ, với bố, con không được gọi bạn là thằng nọ thằng kia. Bạn ấy
tốt hay xấu mà con lại gọi thế? - Hết gọi bạn là thằng, rồi lại gọi
là nó. Sao con không gọi hẳn tên bạn ra hoặc là: bạn ấy, bạn con được nhỉ?
Tên bạn ấy là gì? - Thế thì đến mai, con hãy chơi với
Nam và hỏi sao Nam lại mặc áo con gái nhé! + Hành động, cử chỉ: Khi Tú gọi Nam
là “thằng, nó” thì mẹ lắc đầu, vẻ mặt mẹ vẫn không vui, nhìn em có ý trách
...; khi Tú khoe về Nam thì mẹ nhìn em, ánh mắt mẹ cười vui... Hướng dẫn chấm: - Hs nêu đúng nhận xét về đặc điểm
tính cách của nhân vật: 2 đặc điểm đạt 0,5 điểm; 1 đặc điểm đạt 0,25 điểm. - HS nêu được 2 chi tiết đạt 0,5 điểm,
1 chi tiết đạt 0,25 điểm. HS có thể ghi lại nguyên văn hoặc trích dẫn theo
cách hiểu. |
1,0 |
|
Câu 6 |
HS tự rút ra bài học nhưng phải phù hợp với nội dung câu
chuyện. Gợi ý: - Khi chưa hiểu hết về người khác thì không nên đưa ra
nhận xét về họ. - Nên dùng từ ngữ lịch sự khi nói về người khác - Biết sửa khi sai, biết đồng cảm với hoàn cảnh của người
khác… Hướng dẫn chấm: - Câu trả lời đảm bảo từ
4 -5 câu: 0,25 điểm - Nêu đủ 3 bài hoc 1,25
điểm, nêu 2 bài học đạt 0,75 điểm, 1 bài học đạt 0,5 điểm. |
1,5 |
|
Viết |
Đây là dạng yêu cầu kiểm tra năng lực
hình thành văn bản nên cần đảm bảo yêu cầu về hình thức, bố cục, logic; đảm bảo
yêu cầu về diễn đạt, dùng từ, đặt câu, chính tả; biết sử dụng bằng chứng, lí
lẽ… |
4,0 |
|
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức bài
văn: Mở bài giới thiệu
được trải nghiệm; Thân bài trình bày diễn biến của sự việc và cảm xúc của bản
thân đối với trải nghiệm; Kết bài nêu được ý nghĩa của trải nghiệm đối với
người viết. |
0,25 |
||
b.
Xác định đúng yêu cầu của đề: Kể lại một trải nghiệm vui ở trường. |
0,5 |
||
c. Kể lại trải nghiệm của bản thân: HS có thể triển
khai theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: |
|
||
-
Giới thiệu được trải nghiệm |
0,25 |
||
-
Dùng ngôi kể thứ nhất; kết hợp kể, tả và thể hiện cảm xúc của người viết về
sự việc. |
0,5 |
||
-
Trình bày diễn biến của sự việc. +
Giới thiệu được thời gian, không gian (ở trường), hoàn cảnh diễn ra trải nghiệm. + Kể
diễn biến trải nghiệm theo trình tự thời gian: sự việc bắt đầu – sự việc phát
triển – sự việc cao trào – sự việc kết thức.
|
1,5 |
||
- Nêu được ý nghĩa của trải nghiệm
đối với người viết |
0,25 |
||
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa,
ngữ pháp tiếng Việt. |
0,25 |
||
e. Sáng tạo: có cách diễn đạt hấp dẫn, mới mẻ. |
0,25 |
||
Lưu ý: Trên đây là gợi ý mang tính định
hướng chung. Giáo viên căn cứ vào bài làm cụ thể của học sinh, linh hoạt chấm
điểm cho phù hợp, khuyến khích những bài viết sáng tạo. |