MỖI CLICK VÀO QUẢNG CÁO SẼ GIÚP CHÚNG TÔI PHỤC VỤ CÁC BẠN TỐT HƠN

Đề kiểm tra cuối kì 2 Ngữ văn 7 (KNTT)

Đề kiểm tra cuối kì 2 môn Ngữ văn 7 tự luận 100%, có ma trận, đặc tả và hướng dẫn chấm. Đây là đề kiểm tra cuối kì 2 lớp 7 với ngữ liệu văn bản nghị luận xã hội, phần viết là nghị luận trình bày ý kiến đồng tình hoặc phản đối.

KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2023 – 2024

Môn: Ngữ văn – Lớp 7

I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA

1. Năng lực

a. Đánh giá mức độ nhận biết, thông hiểu và vận dụng về đặc trưng thể loại trong phần đọc hiểu ngữ liệu ngoài SGK; tri thức tiếng Việt; khả năng diễn đạt, hành văn. Phạm vi kiểm tra gồm:

- Phần Đọc - hiểu: Thể loại văn bản nghị luận.

- Phần Tiếng Việt: Các phép liên kết câu, liên kết đoạn; thuật ngữ; cước chú; tài liệu tham khảo.

- Phần Viết: Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống.

b. Rèn luyện kĩ năng diễn đạt, trình bày.

Đề kiểm tra Ngữ văn 7 cuối kì 2

2. Phẩm chất: nhân ái, trung thực, chăm chỉ.

II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:     

- Hình thức: Tự luận;

- Cách tổ chức kiểm tra: HS làm bài kiểm tra trong 90 phút.

III. THIẾT LẬP MA TRẬN, ĐẶC TẢ

1. Khung ma trận:

TT

Kĩ năng

Nội dung/ đơn vị kĩ nẵng

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận

dụng

Vận dụng cao

1

Đọc

Văn bản nghị luận

2 (20%)

3

(25%)

2

(15%)

 

60

2

Viết

Viết bài văn trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống

1*

(5%)

1*

(20%)

1*

(10%)

1*

(5%)

40

Tỉ lệ

25%

45%

25%

5%

100

Tổng

70%

30%

100

2. Bản đặc tả đề kiểm tra

TT

Kĩ năng

Đơn vị kiến thức/ kĩ năng

Mức độ đánh giá

Số lượng câu hỏi theo mức độ nhận thức

Tổng

%

điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Văn bản nghị luận

Nhận biết:

- Nhận biết được các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản nghị luận.

- Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống

Thông hiểu:

 - Xác định được mục đích, nội dung chính của văn bản.

- Chỉ ra được mối liên hệ giữa ý kiến, lí lẽ và bằng chứng.

- Chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó.

- Hiểu được các biện pháp và từ ngữ liên kết thường dùng trong văn bản; nghĩa của một số thuật ngữ phổ biến; đặc điểm và chức năng của cước chú, tài liệu tham khảo.

Vận dụng:

- Nêu quan điểm đồng tình hay không đồng tình và giải thích lí do.

-  Rút ra những bài học cho bản thân từ nội dung văn bản.

2

3

2

0

60

2

Viết

Viết bài văn trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống (ý kiến tán thành hay phản đối)

(yêu cầu ý kiến ngoài sách giáo khoa)

Nhận biết: (0,5)

- Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận.

- Xác định được vấn đề nghị luận.

Thông hiểu: (2,0)

Biết kết hợp giữa lí lẽ và bằng chứng để tạo tính chặt chẽ, logic cho mỗi ý kiến (tán thành hay phản đối); đưa ra được lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng.

Vận dụng: (1,0)

- Nêu được ý nghĩa, ảnh hưởng của vấn đề trong đời sống đối với bản thân.

- Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Vận dụng cao: (0,5)

Lập luận chặt chẽ, cách diễn đạt sáng tạo.

1*

1*

1*

1*

40

Tổng

2TL

3TL

2TL

1TL

8TL

Tỉ lệ %

25%

45%

25%

5%

100

Tỉ lệ chung

70%

30%

100

IV. XÂY DỰNG ĐỀ KIỂM TRA

PHẦN I: ĐỌC (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

CÓ CHĂNG NGHỆ THUẬT ĐỌC SÁCH?

[...]

(1) Việc đọc sách là thói quen của từng người, không ai giống ai. Có những người kỹ tính giữ gìn cần trọng từng cuốn sách, không làm nhàu nát, không dám viết hay ghi "nốt" gì trong sách, đánh dấu trang sách đọc dỡ bằng tấm thẻ nhỏ chứ không dám gập nếp góc trang giấy làm đau sách. Lại có những người cho rằng giá trị của sách là ở tinh thần của nó chứ không phải dáng vẻ bề ngoài, nên mình là chủ thì có toàn quyền sử dụng: thoải mái gạch dưới những câu văn cần chú ý, ghi bên lề những dấu hỏi, dấu than, những lời nhận xét, bình phẩm... Chúng ta có thể học hỏi được rất nhiều từ những "ghi chú bên lê" đó trong tủ sách mà các danh nhân để lại.

Cả cuộc đời không thể nhớ mình đã đọc bao nhiêu cuốn sách, đã gặp bao nhiêu ý tưởng độc đáo, bao nhiêu bài học sâu sắc mà rồi thời gian đã đưa vào quên lãng. Ý thức điều đó, nhiều người, dù không phải là nhà nghiên cứu, luôn chuẩn bị sẵn một cuốn sổ tay ghi lại những đoạn văn hay, được sắp xếp theo chủ đề, kèm theo xuất xứ. Năm mười năm sau, giờ ra đọc lại, thấy càng thú vị, hay trái lại, ngạc nhiên sao hồi trước mình lại khoái cái ý tưởng vớ vẩn này....

(2) Cách ngồi đọc sách cũng tùy vào loại sách và mục đích của việc đọc. Đọc sách khoa học kỹ thuật, triết học... với mục đích nghiên cứu thì phải ngồi vào bàn nghiêm túc, tập trung tư tưởng, đôi khi phải đứng dậy đi đi lại lại ngẫm nghĩ để tiêu hóa một ý tưởng, một luận điểm. Tương truyền rằng tấm thảm trong phòng làm việc của Karl Marx in hẳn dấu chân ông. Còn đọc thơ, đọc truyện để giải trí thì tha hồ thoải mái: đọc khi nằm đợi giấc ngủ, lúc đi du lịch, trong buổi họp nhàm chán, khi chờ khám bệnh hay xin giấy tờ...

(3) Nghệ thuật đọc sách chung quy là nghệ thuật sử dụng thời gian, thời gian học tập hay thời gian giải trí. Đọc là cách nối dài sự hiện hữu của mình. Sách cũng như bạn, có bạn nghề nghiệp, có bạn tâm giao, có bạn để tán dóc... Mình chọn bạn mà chơi và tùy theo bạn mà biết cách chơi. Không nên ép đọc sách theo một kiểu nào, một khuôn khổ nào. Lâm Ngữ Đường khuyên ta: Lúc nào thấy thích đọc thì mở sách ra mà đọc. Nói theo một truyện ngắn trào phúng của Aziz Nesin, nếu cứ chờ đến khi không có ruồi bay, thì sẽ chẳng bao giờ làm được việc gì cả.

(4) Quan niệm và thị hiếu của người đọc dẫn đến cách chọn sách và đọc sách. Không phải ngẫu nhiên mà khi được hỏi tại sao ông không thèm ghé mắt đến cuốn sách mọi người đang đổ xô tìm đọc, một nhà văn trả lời: Tôi không đọc nó vì tôi biết cuộc đời ngắn lắm! Nói cho cùng, nghệ thuật đọc sách cũng thể hiện nghệ thuật sống. Sống cho ra sống và sống một cách thoải mái, tự do, không gò bó, không chạy theo những gì giả tạo ở ngoài bản thân mình.

(Huỳnh Như Phương, Hãy cầm lấy và đọc, NXB Tổng hợp Tp.HCM, 2016, tr.17-20)

Câu 1. Văn bản tập trung bàn về vấn đề gì? Dấu hiệu nào giúp em nhận ra? (1,0 điểm)

Câu 2. Chỉ ra câu nêu ý kiến ở mỗi phần (1) – (2) – (3) – (4). (1,0 điểm)

Câu 3. Chỉ ra mối quan hệ giữa ý kiến, lý lẽ, bằng chứng ở đoạn (2) bằng cách hoàn thành sơ đồ sau: (1,0 điểm)

Câu 4. Chỉ ra phép liên kết và từ ngữ thực hiện phép liên kết đó trong các câu sau: (1,0 điểm)

Nghệ thuật đọc sách chung quy là nghệ thuật sử dụng thời gian, thời gian học tập hay thời gian giải trí. Đọc là cách nối dài sự hiện hữu của mình.

Câu 5. Văn bản trên được viết nhằm mục đích gì? (0,5 điểm)

Câu 6. Nêu ít nhất 2 kinh nghiệm em rút ra từ văn bản trên về việc đọc sách? (0,75 điểm)

Câu 7. Em có đồng ý với tác giả rằng: “Không nên ép đọc sách theo một kiểu nào, một khuôn khổ nào.” không? Vì sao? (0,75 điểm)

PHẦN II. VIẾT (4.0 điểm)

Có ý kiến cho rằng: “Đọc sách là phương pháp học tập hiệu quả nhất.”. Em hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em (tán thành hoặc phản đối) về ý kiến trên.

-----HẾT-----

 


Phần

Câu

Đáp án

Điểm

Đọc

Câu 1

 

- Vấn đề nghị luận: bàn về việc đọc sách

0,5

- Dấu hiệu:

+ Nhan đề: Có chăng nghệ thuật đọc sách?

+ Từ ngữ: “đọc sách, nghệ thuật đọc sách, chọn sách” lặp đi lặp lại nhiều lần trong bài.

+ Tất cả các đoạn đều đề cập đến việc đọc sách.

Hướng dẫn chấm: HS nêu đúng 1 dấu hiệu đạt 0,25 điểm; HS nêu đúng 2 dấu hiệu đạt 0,5 điểm

0,5

Câu 2

Các câu nêu ý kiến:

(1) Việc đọc sách là thói quen của từng người, không ai giống ai.

(2) Cách ngồi đọc sách cũng tùy vào loại sách và mục đích của việc đọc.

(3) Nghệ thuật đọc sách chung quy là nghệ thuật sử dụng thời gian, thời gian học tập hay thời gian giải trí.

(4) Quan niệm và thị hiếu của người đọc dẫn đến cách chọn sách và đọc sách.

1,0

Hướng dẫn chấm: HS nêu đúng 1 ý kiến đạt 0,25 điểm.

Câu 3

Hướng dẫn chấm: HS nêu đúng 2 lí lẽ đạt 0,5 điểm; HS nêu đúng 2 bằng chứng tương ứng với lí lẽ đạt 0,5 điểm. HS có thể diễn đạt lại hoặc ghi lại các câu văn trong văn bản.

1,0

Câu 4

Phép liên kết: Phép lặp

Từ ngữ thực hiện: đọc

Hướng dẫn chấm: HS nêu đúng 1 phép liên kết 0,5 điểm; HS nêu đúng phương tiên đạt 0,5 điểm

1,0

Câu 5

Mục đích: Khuyến khích mọi người đọc sách một cách tự do, thoải mái

Hướng dẫn chấm:

- Hs nêu mục đạt 0,5 điểm; HS có thể diễn đạt như gợi ý hoặc cách khác mà có nghĩa tương tự

0,5

Câu 6

Học sinh có thể bày tỏ quan điểm của mình: đồng tình, không đồng tình, vừa đồng tình vừa không đồng tình; nhưng cần phải có sự lí giải phù hợp, thuyết phục.

Hướng dẫn chấm:

- HS nêu quan điểm, ý kiến: 0,25 điểm

- HS giải thích quan điểm, ý kiến hợp lý: 0,5 điểm.

0,75

Viết

Đây là dạng câu hỏi kiểm tra kiến thức và kĩ năng viết tạo lập văn bản nên học sinh cần đảm bảo yêu cầu về hình thức bài văn; đảm bảo các yêu cầu về diễn đạt, dùng từ, chính tả, ngữ pháp…Mục đích của bài viết là trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống đáng quan tâm.

4,0

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức bài văn: bố cục 3 phần rõ ràng, mạch lạc.

0,25

b. Xác định đúng kiểu bài: nghị luận trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống

0,25

c. Triển khai vấn đề nghị luận: HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

 

- Nêu vấn đề và bày tỏ ý kiến

0,25

- Giải thích nội dung ý kiến: đọc sách là cách học tập đem lại hiệu quả cao nhất trong việc học tập của mỗi người.

0,25

- Đưa ra các lí lẽ, bằng chứng để khẳng định ý kiến tán thành hay phản đối (có ít nhất 2 lí lẽ - 2 bằng chứng khác loại: bằng chứng câu chuyện, nhân vật, sự kiện hay số liệu ...)

+ Tán thành:

·       Đọc sách giúp mở mang kiến thức, học được nhiều điều mà thầy cô hoặc sách giáo khoa không có.

·       Tự đọc sách để học sẽ ghi nhớ hiệu quả.

+ Phản đối:

·       Kiến thức học tập không chỉ có trong sách vở mà còn xuất hiện nhiều phương diện trong đời sống.

·       Chỉ học tập qua việc đọc sách sẽ làm hạn chế nhiều kĩ năng sống: giao tiếp, ứng phó tình huống khó khăn... 

- Lật lại vấn đề, bổ sung khía cạnh còn chưa đầy đủ của ý kiến để làm sáng tỏ vấn đề.

1,75

- Nêu được bài học của người viết từ ý kiến

0,25

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25

e. Sáng tạo: có cách diễn đạt hấp dẫn, mới mẻ; có góc nhìn đa dạng; bằng chứng đa dạng.

0,25

Lưu ý: Trên đây là gợi ý mang tính định hướng chung. Giáo viên căn cứ vào bài làm cụ thể của học sinh, linh hoạt chấm điểm cho phù hợp, khuyến khích những bài viết sáng tạo.

 

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

Liên kết

Quảng cáo