MỖI CLICK VÀO QUẢNG CÁO SẼ GIÚP CHÚNG TÔI PHỤC VỤ CÁC BẠN TỐT HƠN

Đề kiểm tra cuối kì 2 Ngữ văn 8 (KNTT)

Đề kiểm tra cuối kì 2 môn Ngữ văn 8 (KNTT) tự luận 100%, có ma trận, đặc tả và hướng dẫn chấm. Đề kiểm tra với ngữ liệu văn bản thông tin giải thích hiện tượng tự nhiên, phần viết là giải thích hiện tượng tự nhiên.

KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2023 – 2024

Môn: Ngữ văn – Lớp 8

I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA

1. Năng lực: Đánh giá mức độ nhận biết, thông hiểu và vận dụng về đặc điểm thể loại trong phần đọc hiểu ngữ liệu ngoài sách giáo khoa; tri thức tiếng Việt; khả năng diễn đạt, hành văn.

Đề kiểm tra Ngữ văn 8 cuối kì 2

Phạm vi kiểm tra gồm:

- Phần Đọc - hiểu: Văn bản thông tin

- Phần tiếng Việt: Các thành phần biệt lập, các kiểu câu phân theo mục đích nói.

- Phần Viết: Viết được bài văn thuyết minh giới thiệu về một hiện tượng tự nhiên

2. Phẩm chất: yêu nước; nhân ái; trung thực.

II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA

- Hình thức: Tự luận;

- Cách tổ chức kiểm tra: HS làm bài kiểm tra trong 90 phút.

III. THIẾT LẬP MA TRẬN, ĐẶC TẢ

1. Khung ma trận đề

TT

Kĩ năng

Đơn vị kiến thức / kĩ năng

Mức độ nhận thức

Tổng số câu

Tổng % điểm

 

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

 

1

Đọc hiểu

Văn bản thông tin

2

(20%)

3

(25%)

2

(15%)

0

 

7

60%

 

2

Viết

Viết bài văn thuyết minh giải thích về một hiện tượng tự nhiên

1*

(5%)

 

1*

(20%)

1*

(15%)

1*

(5%)

1

40%

 

Tổng tỉ lệ %

25%

45%

25%

5%

8

100%

Tỉ lệ chung

70%

30%

 

 

2. Bản đặc tả đề kiểm tra

TT

Kĩ năng

Đơn vị kiến thức / kĩ năng

Mức độ nhận thức

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

 

1

Đọc hiểu

Văn bản thông tin

Nhận biết:

- Nhận biết được đặc điểm của một số kiểu văn bản thông tin như: văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên; văn bản giới thiệu một cuốn sách hoặc bộ phim đã xem.

-     Nhận biết được cách trình bày thông tin trong văn bản như theo trật tự thời gian, quan hệ nhân quả, mức độ quan trọng của đối tượng hoặc cách so sánh và đối chiếu.

 

 

 

 

 

-     Nhận biết được thành phần biệt lập, các loại câu phân loại theo mục giao tiếp được sử dụng trong văn bản.

Thông hiểu:

-     Phân tích được thông tin cơ bản của văn bản.

-     Phân tích được đặc điểm của một số kiểu văn bản thông tin: văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên; văn bản giới thiệu một cuốn sách hoặc bộ phim đã xem; chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó.

- Phân tích được cách trình bày thông tin trong văn bản như theo trật tự thời gian, quan hệ nhân quả, mức độ quan trọng của đối tượng hoặc cách so sánh và đối chiếu.

Vận dụng:

-     Liên hệ được thông tin trong văn bản với những vấn đề của xã hội đương đại.

-    Đánh giá được hiệu quả biểu đạt của một kiểu phương tiện phi ngôn ngữ trong một văn bản cụ thể.

 

 

 

 

 

2

Viết

Viết bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên

Nhận biết: (0,5)

- Đảm bảo cấu trúc của một bài văn thuyết minh.

- Xác định được yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn thuyết minh.

Thông hiểu: (2,0)

-    Tả/thuật lại các biểu hiện điển hình của hiện tượng.

-    Nêu các nguyên nhân, cách hình thành của một hiện tượng tự nhiên và kết hợp trích dẫn của các chuyên gia.

Vận dụng: (1,0)

- Nêu được mối liên hệ giữa hiện tượng tự nhiên với đời sống con người.

- Đánh giá khái quát thái độ, việc làm của con người đã làm trước hiện tượng tự nhiên.

- Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Vận dụng cao: (0,5)

Lồng ghép hợp lí yếu tố miêu tả để tăng sức hấp dẫn cho bài văn thuyết minh.

 

 

 

 

 

Tỉ lệ %

25%

45%

25%

5%

 

Tỉ lệ chung

70%

30%

 

IV. XÂY DỰNG ĐỀ KIỂM TRA

PHẦN I: PHẦN ĐỌC (6.0 điểm).

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

CỘI RỄ MUÔN NGUỒN SỐNG

Trên bề mặt hành tinh này, người ta vò đầu bứt tai với những khí thải nhà kính và bù đắp carbon. Đừng tưởng thế giới ngầm - theo nghĩa đen - không làm gì.

Trong lòng đất tăm tối, rễ cây không ngừng bung tỏa về phía nguồn sống, chia sẻ dưỡng chất và thông tin để giữ cho nhau khỏe mạnh, vô tư gánh vác sự hưng suy của đất đai và những loài vật khác.

Hình 1. Thông Thụy Sĩ Pinus cembra tuy có bộ rễ không sâu nhưng tỏa rộng ra xung quanh.

[...] Chắc rễ thì bền cây, đất đai cũng được hưởng lợi. Hệ thống rễ phát triển sâu rộng sẽ mở ra nhiều con đường cho phép nước xâm nhập sâu vào lòng đất, thúc đẩy sự phát triển của các vi sinh vật có lợi. Hệ thống rễ khỏe mạnh có thể giữ đất, ngăn ngừa xói mòn. Nhưng phải chăng chúng ta vì "xa mặt cách lòng" nên không nhìn thấy những vấn đề và giải pháp gốc rễ?

Hình 2. Cây Carlina acaulis này có chiều cao 19cm, nhưng chiều dài rễ là 408cm và bộ rễ tỏa ra một không gian có đường kính 174cm. 

Tỉ như trong nông nghiệp, những loài cây bụi và cỏ dại – với bộ rễ đồ sộ, xuyên đất, phá đá – chính là lực lượng mở đường cho nước mưa thấm sâu và ở lâu trong đất, từ đó nuôi dưỡng các loài cây lương thực hay rau màu có bộ rễ nông hơn.

Thế mà trên những cánh đồng độc canh, người ta ra sức diệt cỏ tận gốc, rồi phải viện đến máy móc và hóa chất để giữ cho đất khỏi khô kiệt. Hiểu theo nhiều nghĩa, cây cối quả thật trông chừng cho nhau, nếu ta không gán cho chúng cái nhãn "cỏ dại" và "cây trồng".

Cuối cùng và không kém phần quan trọng, rễ cho phép đất thu giữ carbon – thành phần của khí nhà kính làm ấm hành tinh, gây biến đổi khí hậu. Thông qua dịch tiết của rễ (root exudation), quá trình rễ hô hấp và chết đi, rễ cây có thể "xuất khẩu" vào lòng đất từ 17% – 40% tổng lượng carbon được tạo ra từ quang hợp, tức là quá trình lá cây thu khí carbonic từ khí quyển và thải ra khí oxy.

Theo một nghiên cứu năm 2022 do Đại học Birmingham (Anh) và Đại học Bergen (Na Uy) dẫn đầu, lượng khí carbonic trong khí quyển tăng lên sẽ khiến cây cối phát triển những bộ rễ dài hơn và nhiều hơn.

Bằng cách hấp thụ và lưu trữ nhiều carbon hơn, dường như giới thực vật đang và sẽ trông chừng con người chúng ta đến khi nào chúng còn có thể.

Câu hỏi đặt ra là chúng ta có sẵn sàng làm điều ngược lại, nhìn nhận sự liên đới giữa xã hội loài người và xã hội thực vật, giữa một mạng lưới to lớn hơn mang tên Trái đất?

Từ một nơi tăm tối, rễ cây đã truyền cho tất thảy chúng ta một cẩm nang giản đơn về hy vọng: tiếp tục vươn đến nguồn sống, và trông chừng cho nhau.

(Theo Lê My, https://cuoituan.tuoitre.vn, ngày 20/3/2024)

Câu 1 (1,0 điểm). Văn bản “Cội rễ muôn nguồn sống” thuộc kiểu văn bản gì? Chỉ ra 2 dấu hiệu giúp em nhận biết kiểu văn bản đó.

Câu 2 (1,5 điểm). Xác định thông tin cơ bản và thông tin chi tiết trong các đoạn văn: “Chắc rễ thì bền cây... thải ra khí oxy”. Vai trò của những thông tin chi tiết đó là gì?

Câu 3 (1,0 điểm). Xác định và cho biết tên gọi của thành phần biệt lập trong câu văn sau:

Cuối cùng và không kém phần quan trọng, rễ cho phép đất thu giữ carbon – thành phần của khí nhà kính làm ấm hành tinh, gây biến đổi khí hậu.

Câu 4 (1,0 điểm). Văn bản trên có sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ nào? Tác dụng biểu đạt của chúng trong văn bản là gì? (1,0 điểm)

Câu 5 (0,5 điểm). Xác định mục đích chính của văn bản. (0,5 điểm)

Câu 6 (1,5 điểm). Văn bản đã đặt ra cho chúng ta nhiệm vụ gì? Em có suy nghĩ gì về nhiệm vụ đó. Viết đoạn văn từ 4-5 câu để trả lời câu hỏi này. (1,0 điểm)

PHẦN II. VIẾT (4.0 điểm)

Viết bài văn thuyết minh giải thích về một hiện tượng tự nhiên về mà em biết

----- HẾT -----

V. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM

Phần

Đáp án

Điểm

 

ĐỌC

Câu 1:

Văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên

Dấu hiệu:

-        Sa-pô: dưới nhan đề, in đậm, gợi tò mò về “thế giới ngầm”

-        Ngôn ngữ: có nhiều thuật ngữ liên quan “khí thải nhà kính, carbon, vi sinh vật, độc canh, khí carbonic, khí oxy ...”

-        Phương tiện phi ngôn ngữ

Hướng dẫn chấm: Nêu đúng kiểu văn bản đạt được 0,25 điểm. HS nêu đúng 2 dấu hiệu đạt 0,5 điểm..

1,0

 

Câu 2:

Thông tin cơ bản (0,25 điểm): những công dụng của rễ cây với môi trường sống

Thông tin chi tiết (1,0 điểm):

-        Thúc đẩy sự phát triển của các vi sinh vật có lợi, có thể giữ đất, ngăn ngừa xói mòn.

-        Rễ của cây bụi và cỏ dại nuôi dưỡng các loài cây lương thực hay rau màu có bộ rễ nông hơn.

-        Con người ra sức diệt cỏ dại để bảo vệ cây trồng là sai lầm.

-        Rễ cho phép đất thu giữ carbon

Vai trò (0,25 điểm): các thông tin chi tiết làm rõ thông tin cơ bản: nêu ra cụ thể những công dụng của rễ cây và sai lầm của con người.

Hướng dẫn chấm: HS trả lời về thông tin cơ bản, vai trò như gợi ý thì cho đúng điểm như trên; thông tin chi tiết thì mỗi thông tin đúng đạt 0,25 điểm, chỉ cho điểm khi HS biết tóm tắt chi tiết.

1,5

 

 

Câu 3:

thành phần của khí nhà kính làm ấm hành tinh, gây biến đổi khí hậu: Thành phần biệt lập phụ chú (chêm xen)

Hướng dẫn chấm: HS ghi đúng tên thành phần đạt 0,5 điểm, từ ngữ đạt 0,5 điểm

1,0

 

Câu 4:

Phương tiện phi ngôn ngữ: Có 2 hình ảnh minh họa về các loại rễ cây.

Tác dụng: làm cho thông tin trở nên trực quan, rõ ràng; giúp người đọc dễ hình dung về thông tin trình bày và hiểu văn bản rõ hơn.

Hướng dẫn chấm: HS ghi đúng tên phương tiện phi ngôn ngữ đạt 0,5 điểm; ghi đúng từ 1 tác dụng đạt 0,25 điểm, 2 tác dụng trở lên đạt 0,5 điểm

1,0

 

Câu 5:

Mục đích: nêu rõ công dụng của rễ cây với môi trường sống và đặt ra trách nhiệm cho loài người.

Hướng dẫn chấm: HS ghi đúng mục đích đạt 0,5 điểm

0.5

 

Câu 6:

Nhiệm vụ: bảo vệ cây xanh để bảo vệ môi trường sống

Suy nghĩ: đây là nhiệm vụ cần thiết, cấp bách....

HS nêu được suy nghĩ từ 4-5 câu

Hướng dẫn chấm: Nêu được nhiệm vụ: 0,5 điểm; nêu suy nghĩ 0,5 điểm

1,0

 

VIẾT

Đây là dạng yêu cầu kiểm tra năng lực hình thành văn bản nên cần đảm bảo yêu cầu về hình thức, bố cục, logic; đảm bảo yêu cầu về diễn đạt, dùng từ, đặt câu, chính tả; biết sử dụng bằng chứng, lí lẽ…

4,0

 

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức bài văn: mở bài – thân bài – kết bài 

0,25

 

b. Xác định đúng đối tượng thuyết minh: một hiện tượng tự nhiên

0,5

 

c. Triển khai vấn đề nghị luận:

 

 

- Mở bài: Nêu hiện tưng tự nhiên và đưa ra cái nhìn bao quát văn hiện tượng này.

0,25

 

- Thân bài

+ Miêu tả hay thuật lại các biểu hiện điển hình của hiện tượng tự nhiên.

+ Nêu lần lượt các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tự nhiên, kết hợp trích dẫn ý kiến của các chuyên gia và bổ sung trên cơ sở một số tài liệu được cập nhật.

+ Xác định mối liên hệ giữa hiện tượng tự nhiên với đời sống của con người nêu, đánh giá khái quát về thái độ và những việc con người đã làm trước hiện tượng tự nhiên đó.

2,0

 

- Kết bài: Nêu ấn tượng hay đánh giá chung của bản thân về hiện tương tự nhiên được đề cập.

0,25

 

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25

 

e. Sáng tạo: lời kể sinh động, sáng tạo; có suy nghĩ sâu sắc.

0,25

 

Lưu ý: Trên đây là gợi ý mang tính định hướng chung. Giáo viên căn cứ vào bài làm cụ thể của học sinh, linh hoạt chấm điểm cho phù hợp, khuyến khích những bài viết sáng tạo.


Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

Liên kết

Quảng cáo