KIỂM TRA GIỮA KÌ I NGỮ VĂN 8 KNTT
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
1. Năng
lực: Đánh giá mức độ nhận biết, thông hiểu và vận dụng về đặc điểm thể
loại trong phần đọc hiểu ngữ liệu ngoài sách giáo khoa; tri thức tiếng Việt; khả
năng diễn đạt, hành văn.
Phạm vi kiểm tra gồm:
- Phần Đọc - hiểu:
Thể loại truyện lịch sử
- Phần tiếng Việt:
Biệt ngữ xã hội; Từ tượng thanh, từ tượng hình; Đảo ngữ
- Phần Viết: Viết bài văn kể lại một chuyến đi
2. Phẩm
chất: yêu nước; nhân ái; trung thực.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
Kiểm tra theo hình thức tự luận 100%.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN, ĐẶC TẢ
1.
Khung ma trận đề
TT |
Kĩ năng |
Đơn vị kiến thức / kĩ năng |
Mức độ nhận thức |
Tổng số câu |
Tổng % điểm |
|||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
|||||||||
TN KQ |
TL |
TN KQ |
TL |
TN KQ |
TL |
TN KQ |
TL |
|||||
1 |
Đọc hiểu |
Thơ Đường
luật |
0
|
2 (20%) |
0
|
3 (25%) |
0 |
1 (15%) |
0 |
0
|
6 |
60% |
2
|
Viết
|
Viết bài văn
kể lại một chuyến đi |
0 |
1* (5%)
|
0 |
1* (20%) |
0 |
1* (10%) |
0 |
1* (5%) |
1 |
40% |
Tổng |
0 |
25% |
0 |
45% |
0 |
25% |
0 |
5% |
7 |
100% |
||
Tỉ lệ % |
25% |
45% |
25% |
5% |
||||||||
Tỉ lệ chung |
70% |
30% |
2.
Đặc tả
TT |
Kĩ năng |
Đơn vị kiến thức / kĩ năng |
Mức độ nhận thức |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||
1 |
Đọc hiểu |
Thơ Đường
luật |
Nhận biết -
Nhận
biết được những dấu hiệu về hình thức để phân biệt các thể thơ: số tiếng
trong câu, số câu, cách gieo vần, tạo nhịp, đối ngẫu. -
Nhận
biết được đặc điểm ngôn ngữ, đề tài, giọng điệp, nhịp điệu trong bài thơ. -
Nhận
biết được hình ảnh, biểu tượng tiêu biểu và nhân vật trữ tình trong bài thơ. -
Nhận
biết biện
pháp tu từ. Thông hiểu -
Phân
tích được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình; - Nêu được chủ đề, tư
tưởng, thông điệp của bài thơ dựa
trên những yếu tố hình thức nghệ thuật. -
Phân
tích được vai trò, ý nghĩa của một số yếu tố hình thức thơ Đường luật như: bố
cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối. -
Phân
tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục. -
Tác
dụng biện
pháp tu từ. Vận dụng -
Nhận
xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả qua bài thơ. |
2 |
3 |
1 |
0 |
2 |
Viết |
Viết bài văn
kể lại một chuyến đi |
Nhận
biết: Thông
hiểu: Vận
dụng: Vận
dụng cao: Viết được bài văn kể lại một
chuyến đi hay hoạt động xã hội đã để lại cho bản thân nhiều suy nghĩ và tình
cảm sâu sắc, có dùng yếu tố miêu tả hay biểu cảm hoặc cả hai yếu tố này trong
văn bản. |
1* |
1* |
1* |
1* |
Tỉ lệ % |
25% |
45% |
25% |
5% |
|||
Tỉ lệ
chung |
70% |
30% |
IV. XÂY DỰNG ĐỀ KIỂM TRA
PHẦN I: PHẦN ĐỌC (6.0 điểm).
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ
Đã bấy lâu nay bác tới nhà,
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây ta với ta.
(Thơ Nguyễn Khuyến, Tủ sách văn học trong nhà
trường, NXB Kim Đồng 2021, tr.58)
Câu 1 (0,5
điểm). Xác định thể thơ của bài thơ.
Câu 2 (1,5
điểm). Chỉ ra 03 dấu
hiệu nhận diện thể thơ của bài thơ.
Câu 3 (1,0
điểm). Nhà thơ đã trình bày hoàn cảnh của mình như thế nào khi có bạn đến chơi nhà?
Câu 4 (0,5 điểm). Chỉ ra cái hay của
việc dùng từ “ta” trong câu thơ “Bác đến chơi đây ta với ta”.
Câu 5 (1,0 điểm). Nhà thơ đã bộc lộ tình cảm, cảm
xúc gì khi bạn đến chơi nhà?
Câu 6 (1,5 điểm). Qua bài thơ, Nguyễn Khuyến thể
hiện quan niệm gì về tình bạn? Em có nhận xét gì về quan niệm đó?
PHẦN II. VIẾT (4.0 điểm)
V. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM
Phần |
Đáp án |
Điểm |
||||||||||
|
Câu
1: Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật |
0,5 |
||||||||||
ĐỌC |
Câu
2: Chỉ ra đúng 1 dấu hiệu trong số các dấu hiệu sau đạt 0,5 điểm
|
1,5 |
||||||||||
Câu
3: Hoàn cảnh: Bạn đến
chơi đúng lúc không có ai ở nhà để phụ giúp, câu cá, bắt gà đều khó, rau quả
trong vườn chưa đến độ thu hoạch, không có gì để thết đãi bạn. |
1,0 |
|||||||||||
Câu 4: “ta” vừa là bạn vừa là mình, cũng là chúng mình; nhấn
mạnh, thể hiện sự thân mật và cảm giác đồng điệu giữa 2 người bạn. |
0,5 |
|||||||||||
Câu 5: Nhà thơ vô cùng trân trọng, quý mến bạn được thể
hiện với tình cảm một cách chân thành, giản dị. |
1,0 |
|||||||||||
Câu
6: - Nêu được quan niệm/niềm tin của tác giả: 0,5 điểm - Trình bày
được nhận xét và lí giải phù hợp: 1,0 điểm - Gợi
ý: + Quan niệm: Tình bạn chân chính là bất chấp mọi
điều kiện, không phải là đề cao ở vật chất mà sự chân thành, thấu hiểu cho
nhau. + Nhận xét: HS có nhiều cách nhận xét, đánh giá về quan niệm của nhà
thơ nhưng phải có sự lí giải hợp lí. |
1,5 |
|||||||||||
VIẾT |
Đây là dạng câu hỏi kiểm tra kiến thức và kĩ năng
hình thành văn bản nên học sinh cần đảm bảo yêu cầu về hình thức bài văn tự sự; bố cục,
kết cấu và diễn biến câu chuyện hợp lí, logic; đảm bảo các yêu cầu về diễn
đạt, dùng từ, chính tả… |
|
||||||||||
a. Đảm
bảo yêu cầu về hình thức bài văn: Mở bài nêu lí do,
mục đích chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa, bày tỏ cảm xúc của người
viết; Thân bài kể lại diễn biến của chuyến tham quan, trình bày các thông tin
chính và ấn tượng về những nét nổi bật của điểm tham quan; Kết bài bày tỏ cảm
xúc, suy nghĩ về chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa. |
0,25 |
|||||||||||
b. Xác
định đúng yêu cầu đề: Kể lại một chuyến đi
(tham quan một di tích lịch sử, văn hóa ở địa phương) do nhà trường tổ chức. |
0,5 |
|||||||||||
c. Triển khai nội dung của chuyến tham
quan: Học sinh có thể làm theo nhiều
cách khác nhau nhưng phải đảm bảo yêu cầu về kiến thức và kĩ năng làm văn tự
sự với các ý chính cơ bản sau: - Giới
thiệu được lí do, mục đích chuyến tham quan một di tích lịch sử, văn hóa; bày
tỏ được cảm xúc của người viết. - Kể
được diễn biến của chuyến tham quan (trên đường đi, trình tự những điểm đến
thăm, những hoạt động chính trong chuyến đi…) - Nêu
được ấn tượng về những đặc điểm nổi bật của di tích (phong cảnh, con người,
công trình kiến trúc…) - Thể
hiện được cảm xúc, suy nghĩ về chuyến đi. - Sử
dụng được yếu tố miêu tả, biểu cảm trong bài viết. |
2,5 |
|||||||||||
d) Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ
pháp tiếng Việt. |
0,25 |
|||||||||||
e) Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về
ý nghĩa của chuyến đi tham quan. |
0,5 |
|||||||||||
Lưu ý: Trên đây là gợi ý mang tính định hướng chung.
Giáo viên căn cứ vào bài làm cụ thể của học sinh, linh hoạt chấm điểm cho phù
hợp, khuyến khích những bài viết sáng tạo. |