KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 NGỮ VĂN 8 KNTT
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
Thu
thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn năng lực, phẩm chất trong chương
trình của học kì 1 (bài 1,2), môn Ngữ văn lớp 8 bộ sách Kết nối tri thức với
cuộc sống.
XEM THÊM:
Đề 1. Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 6 CTST
Đề 2. Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 6 CTST
Đề 1. Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 7 KNTT
Đề 2. Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 7 KNTT
Đề 1. Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 8 KNTT
Đề 2. Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 8 KNTT
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
Kiểm tra theo hình thức kết hợp trắc nghiệm 60%, tự luận 40%.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN, ĐẶC TẢ
1. Khung ma trận đề
TT |
Kĩ năng |
Đơn vị kiến thức / kĩ năng |
Mức độ nhận thức |
Tổng số câu |
Tổng % điểm |
|||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
|||||||||
TN KQ |
TL |
TN KQ |
TL |
TN KQ |
TL |
TN KQ |
TL |
|||||
1 |
Đọc hiểu |
Thơ Đường luật |
4 (20%) |
0 |
1 (5%) |
2 (20%) |
0 |
2 (15%) |
0 |
0 |
9 |
60% |
2 |
Viết |
Viết bài văn phân tích
bài thơ Đường luật |
0 |
1* (5%) |
0 |
1* (20%) |
0 |
1* (10%) |
0 |
1* (5%) |
1 |
40% |
Tổng |
20% |
5% |
5% |
40% |
0 |
25% |
0 |
5% |
10 |
100% |
||
Tỉ lệ % |
25% |
45% |
25% |
5% |
||||||||
Tỉ lệ chung |
70% |
30% |
2. Bản đặc tả đề kiểm tra
TT |
Kĩ năng |
Đơn vị kiến thức / kĩ năng |
Mức độ nhận thức |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
|||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
|
|||||
1 |
Đọc hiểu |
Thơ Đường luật |
Nhận biết -
Nhận biết được những dấu hiệu về hình thức để phân biệt các
thể thơ: số tiếng trong câu, số câu, cách gieo vần, tạo nhịp, đối ngẫu. -
Nhận biết được đặc điểm ngôn ngữ, đề tài, giọng điệp, nhịp
điệu trong bài thơ. -
Nhận biết được hình ảnh, biểu tượng tiêu biểu và nhân vật trữ tình trong bài thơ. -
Nhận biết được từ tượng thanh, từ tượng hình, biện pháp đảo ngữ. Thông hiểu -
Phân tích được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình; cảm
hứng chủ đạo của tác giả trong bài thơ. - Nêu được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của bài thơ dựa trên những yếu tố hình thức nghệ thuật. -
Phân tích được vai trò, ý nghĩa của một số yếu tố hình thức
thơ Đường luật như: bố cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối. -
Phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ,
hình ảnh, bố cục. -
Tác dụng của từ tượng thanh, từ tượng hình, biện pháp đảo ngữ. Vận dụng -
Nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con
người của tác giả qua bài thơ. |
|
|
|
|
|
|
2 |
Viết |
Viết bài văn phân tích bài thơ Đường luật (yêu cầu
tác phẩm ngoài sách giáo khoa) |
Nhận biết: Thông hiểu: Vận dụng: Vận dụng cao: Viết được bài văn phân tích một tác
phẩm văn học thuộc thể loại thơ
Đường luật: nêu được chủ đề; dẫn ra và phân tích được tác dụng của một vài
nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của thơ Đường luật trong tác phẩm. |
|
|
|
|
|
|
Tỉ lệ % |
25% |
45% |
25% |
5% |
|
||||
Tỉ lệ chung |
70% |
30% |
|
||||||
IV. XÂY DỰNG ĐỀ KIỂM TRA
PHẦN I: PHẦN ĐỌC (6.0
điểm).
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
THU ẨM
(Nguyễn Khuyến)
Năm gian nhà cỏ thấp le te
Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe
Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt?
Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe
Rượu tiếng rằng hay, hay chả mấy
Độ năm ba chén đã say nhè.
(Nguyễn Khuyến - Tác phẩm, Nguyễn Văn Huyền chủ biên, NXB
Khoa học xã hội, 1984)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất từ
câu 1 đến câu 5 (mỗi câu trả lời đúng
được 0.5 điểm)
Câu 1. Thể thơ, luật bằng trắc
và nhịp thơ chủ yếu của bài thơ trên là gì?
A. Thất ngôn bát cú Đường luật, luật trắc, nhịp 4/3
B. Thất ngôn bát cú Đường luật, luật bằng, nhịp 4/3
C. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, luật trắc, nhịp 2/5
D. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, luật bằng, nhịp 2/2/3
Câu 2. Bài thơ gieo vần ở những
tiếng nào?
A. Te – lòe – loe – hoe – nhè
B. Le – te – lòe – nhè
C. Nhạt – ngắt – mấy
D. Te – lòe – hoe – nhè
Câu 3. Hình ảnh trong câu thơ
nào thể hiện rõ nhất tâm trạng của nhà thơ?
A. Hình ảnh nhà cỏ
B. Hình ảnh đôi mắt
C. Hình ảnh đêm sâu
D. Hình ảnh chén rượu
Câu 4. Qua bài thơ, hình ảnh làng quê hiện lên như
thế nào?
A. Cảnh phố thị gần gũi, thanh bình, yên ả,
huyền ảo.
B. Cảnh phố thị giản dị, tiêu điều, hiu hắt, xơ
xác.
C. Cảnh thôn quê kì vĩ, tráng lệ, lung linh,
huyền ảo.
D. Cảnh thôn quê giản dị, thanh bình, yên ả,
huyền ảo.
Câu 5. Các từ: “le te, lập
lòe, phất phơ, lóng lánh” thuộc loại từ nào?
A. Từ địa phương
B. Biệt ngữ xã hội
C. Từ tượng hình
D. Từ tượng thanh
Câu 6 (0,5 điểm). Từ ngữ
“lập lòe” có tác dụng gì trong việc miêu tả cảnh đêm tối?
Câu 7 (1,0 điểm). Cảnh vật trong bài thơ được tái hiện vào khoảng thời gian
nào? Chỉ ra mối liên hệ giữa thời gian và một số hình ảnh được miêu tả.
Câu 8 (1.0 điểm). Hai câu thơ luận (câu 5,6) có sự chuyển đổi cả
cảnh và người. Đó là sự chuyển đổi nào? Qua đó, nhà thơ bộc lộ nỗi niềm gì?
Câu 9 (1,0 điểm). Nỗi
niềm của Nguyễn Khuyến qua bài thơ là nỗi lòng của một người nặng nợ với đất
nước, nỗi lòng của người yêu nước. Em có đồng ý với nhận định trên không? Vì
sao?
PHẦN II. VIẾT (4.0 điểm)
Phân tích bài thơ Thu ẩm của Nguyễn Khuyến.
V. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM
Phần |
Đáp án |
Điểm |
||||||||||||
ĐỌC |
|
2.5 |
||||||||||||
Câu 6: Lập lòe - Gợi ánh sáng chợt hiện chợt tắt - Làm nổi bật thêm cái tối tăm và vắng lặng
của cảnh vật. |
0,5 |
|||||||||||||
Câu 7: - Thời gian: cảnh vào buổi tối - Hình ảnh: Nhà cỏ thấp le te, ngõ tối, đốm lập lòe, màu
khói nhạt phất phơ trên lưng giậu, bóng trăng loe trên mặt ao. Nêu đúng thời gian: 0,25 điểm Nêu được 2/3 số hình ảnh: 0,75 điểm (được ½ số hình ảnh:
0,5đ) |
1.0 |
|||||||||||||
Câu 8: - Cảnh: đêm tối chuyển sang da trời xanh
ngắt; tình: không “vầy” – không làm gì mà mắt cũng đỏ hoe – 0,5 điểm. - Nỗi niềm: Nỗi hoài nghi, nỗi buồn bã, chán cường không
thể lý giải – 0,5 điểm |
1,0 |
|||||||||||||
Câu 9. HS có sự đồng ý hoặc
không và lý giải hợp lý. |
1,0 |
|||||||||||||
VIẾT |
Đây là dạng yêu cầu kiểm tra năng lực hình thành văn bản
nên cần đảm bảo yêu cầu về hình thức, bố cục, logic; đảm bảo yêu cầu về diễn
đạt, dùng từ, đặt câu, chính tả; biết sử dụng bằng chứng, lí lẽ… |
|
||||||||||||
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức bài văn: mở bài giới thiệu khái quát về tác giả, bài thơ, nêu ý kiến
chung về bài thơ; Thân bài phân tích đặc điểm nội dung, phân tích một số nét
đặc sắc về nghệ thuật; Kết bài khẳng định vị trí và ý nghĩa của bài thơ. |
0.25 |
|||||||||||||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ. |
0.5 |
|||||||||||||
c. Triển khai vấn đề nghị luận: |
|
|||||||||||||
- Giới thiệu khái quát tác giả, bài thơ và nêu ý kiến chung
về bài thơ. |
0.25 |
|||||||||||||
- Phân tích nội dung: + Đề tài, chủ đề quen thuộc: uống rượu mùa thu. +Thời gian lúc đem tối với hình ảnh của thiên nhiên mùa thu
gắn với nông thôn Bắc bộ mang vẻ đẹp lung linh, huyền ảo: nhà cỏ, đom đóm,
lưng giậu, màu khới, làn ao, bóng trăng … + Nhân vật trữ tình cũng như đang ở trong tâm trạng như
thế: cô đơn. + Kết thúc bài thơ là nỗi tâm sự kín đáo về thời cuộc, về
đất nước. |
1.0 |
|||||||||||||
- Phân tích nét nghệ thuật độc đáo: + Bài thơ bát cú đúng luật. + Mượn cảnh vật để thể hiện cảm xúc (tả cảnh ngụ tình) + Sử dụng thành công từ tượng hình miêu tả sinh động cảnh
thu. + Sử dụng nghệ thuật đối chuẩn mực. |
0.75 |
|||||||||||||
- Khẳng định vị trí và ý nghĩa của bài thơ. |
0.25 |
|||||||||||||
Lưu ý: Trên đây là gợi ý mang tính định hướng chung. Giáo viên
căn cứ vào bài làm cụ thể của học sinh, linh hoạt chấm điểm cho phù hợp,
khuyến khích những bài viết sáng tạo. |