MỖI CLICK VÀO QUẢNG CÁO SẼ GIÚP CHÚNG TÔI PHỤC VỤ CÁC BẠN TỐT HƠN

Ma trận, đặc tả đề kiểm tra Ngữ văn 8 cuối kì 1 năm học 24-25

KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2024 – 2025

MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 8 (KNTT)

I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA

1. Năng lực: Đánh giá mức độ nhận biết, thông hiểu và vận dụng về đặc điểm thể loại trong phần đọc hiểu ngữ liệu ngoài sách giáo khoa; tri thức tiếng Việt; khả năng diễn đạt, hành văn. Phạm vi kiểm tra gồm:

          - Phần Đọc - hiểu: Văn bản nghị luận

          - Phần tiếng Việt: Đoạn văn diễn dịch/ quy nạp/ song song/ phối hợp

          - Phần Viết: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với cộng đồng, đất nước)

2. Phẩm chất: Có tinh thần yêu nước, có trách nhiệm đối với những vấn đề của cộng đồng.

Đề kiểm tra Ngữ văn 8 cuối kì 1

II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA

          Kiểm tra theo hình thức: Tự luận 100%.

III. THIẾT LẬP MA TRẬN, ĐẶC TẢ

1. Ma trận

Phần

Năng lực

Mạch nội dung

Mức độ tư duy

Tổng

%

điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Số câu

Tỉ lệ

Số câu

Tỉ lệ

Số câu

Tỉ lệ

I

Đọc hiểu

Văn bản nghị luận

3

15%

3

30%

1

15%

7

60%

II

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với cộng đồng, đất nước)

1*

10%

1*

15%

1*

15%

1

40%

Tỉ lệ %

25%

45%

30%

8

100%

Tỉ lệ chung

70%

30%

 

2. Bản đặc tả

TT

Năng lực

Đơn vị kiến thức/ bài học

Mức độ nhận thức

Số câu hỏi theo

mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

1

Đọc

Văn bản nghị luận

Nhận biết:

- Xác định được kiểu văn bản.

- Xác định được luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản.

3TL

(1,5 điểm)

 

 

Thông hiểu:

-   Nêu được nội dung bao quát của văn bản.

-   Phân tích được mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện luận đề.

-   Phân biệt được lí lẽ, bằng chứng khách quan (có thể kiểm chứng được) với ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết.

-   Tác dụng của kiểu đoạn văn diễn dịch/ quy nạp/ song song/ phối hợp

 

3 TL

(3,0 điểm)

 

Vận dụng:

-   Rút ra được bài học cho bản thân từ nội dung văn bản.

-   Liên hệ được nội dung nêu trong văn bản với những vấn đề của xã hội đương đại.

- Thể hiện được thái độ đồng tình / không đồng tình/ đồng tình một phần với quan điểm của tác giả.

 

 

1 TL

(1,5 điểm)

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với cộng đồng, đất nước)

Nhận biết. Xác định được:

- Kiểu bài viết về về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với cộng đồng, đất nước)

- Bố cục và dung lượng của bài văn.

- Vấn đề cần nghị luận.

Thông hiểu. Triển khai hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng đảm bảo các nội dung:

- Ý nghĩa của vấn đề

- Tính đúng đắn của vấn đề, trao đổi với ý kiến trái chiều.

- Liên hệ, mở rộng vấn đề.

- Ý nghĩa của vấn đề và phương hướng hành động.

Vận dụng

- Sử dụng kiến thức tiếng Việt để diễn đạt đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp; diễn đạt trong sáng.

- Kết hợp lí lẽ chặt chẽ và bằng chứng tiêu biểu.

1*

(1,0 điểm)

1*

(1,5 điểm)

1*

(1,5 điểm)

Tổng

3+1*

3+1*

1+1*

 

25%

45%

30%

Tỉ lệ chung

70%

30%

 

IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA (trang sau)

PHẦN I: ĐỌC (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

(1) […] Trong công việc hiện tại ở một công ty phát triển phần mềm AI, tôi được chứng kiến sức mạnh đáng kinh ngạc của các đa mô hình ngôn ngữ lớn. Chỉ với vài câu lệnh đơn giản, AI có thể phân tích hàng nghìn trang tài liệu trong vài giây, trích xuất thông tin, tạo ra các báo cáo chuyên sâu, viết mã nguồn cho các ứng dụng phức tạp, hay thậm chí giúp các chuyên gia y tế đưa ra chẩn đoán chính xác hơn. Trong lĩnh vực giáo dục, AI có thể đóng vai trò người hướng dẫn kiên nhẫn, thích ứng với phong cách học tập của từng học sinh. Trong kinh doanh, nó có thể phân tích xu hướng thị trường, dự đoán hành vi khách hàng và đề xuất chiến lược kinh doanh.

(2) Tuy nhiên, điều thú vị là sức mạnh to lớn này không tự nhiên mà có. Nó cần được khai phá thông qua những câu lệnh (prompt) được thiết kế tinh tế và chính xác. Và ở đây, tôi đã thấy một hiện tượng đáng chú ý trong đội ngũ làm việc của mình: những người thành công nhất trong vai trò Prompt Engineer - những chuyên gia "điều khiển" AI - không phải là các kỹ sư được đào tạo chuyên sâu về AI, mà là những chuyên viên nghiệp vụ ở độ tuổi 30, đặc biệt là những người có khả năng diễn đạt rõ ràng và tổ chức ý tưởng mạch lạc. Họ giống như những nhạc trưởng tài ba, biết cách điều phối dàn nhạc AI để tạo ra những bản hòa tấu hoàn hảo. Trong khi đó, đến phân nửa kỹ sư AI được đào tạo bài bản lại chưa phát huy được tốt năng lực AI dù chung một mô hình - không phải vì họ thiếu kiến thức kỹ thuật, mà vì họ chưa phát triển kỹ năng diễn đạt ý tưởng một cách hiệu quả. Điều này cho thấy, trong thời đại AI, khả năng sử dụng ngôn từ chính xác và rõ ràng không chỉ là một kỹ năng mềm đơn thuần nữa, mà đã trở thành một năng lực cốt lõi để khai thác sức mạnh công nghệ. […]

(3) Khi cuộc cách mạng công nghiệp AI tiếp tục phát triển, khả năng sử dụng ngôn từ không chỉ là một nghệ thuật, mà là một kỹ năng mang tính chiến lược. Khi AI ngày càng trở thành đồng nghiệp và cộng sự của chúng ta, những người có khả năng diễn đạt trôi chảy và chính xác sẽ nắm giữ lợi thế lớn hơn cả. Họ không cần phải viết đoạn mã phức tạp, nhưng họ biết cách "nói chuyện" với AI để biến nó thành công cụ làm việc hiệu quả. Thực tế này cho thấy một thay đổi: cách mạng AI không chỉ tạo ra những công việc hoàn toàn mới, mà còn tái định nghĩa thế nào là sự chuyên nghiệp và hiệu quả trong công việc. Những người giỏi hiểu và ra lệnh cho AI không phải là những siêu nhạc trưởng kỹ thuật, mà là những người có cái nhìn tổng quát, hiểu sâu nghiệp vụ và trên hết, biết tổ chức và truyền tải ý tưởng. […]

(Trần Hồng Tài, Trích Ra lệnh cho AI, https://vnexpress.net/ra-lenh-cho-ai-4823423.html, truy xuất thông tin ngày 16 tháng 12 năm 2024)

Trả lời các câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định kiểu văn bản được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 2 (0,5 điểm): Chỉ ra câu mang luận điểm trong đoạn (2) và đoạn (3).

Câu 3 (0,5 điểm): Chỉ ra 01 lí lẽ và 01 bằng chứng tiêu biểu trong đoạn (2)

Câu 4 (1,0 điểm): Nêu nội dung bao quát của văn bản.

Câu 5 (1,0 điểm): Chỉ ra lí lẽ, bằng chứng khách quan (có thể kiểm chứng được) với ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết trong đoạn (3).

Câu 6 (1,0 điểm): Phân tích tác dụng của kiểu đoạn văn trong đoạn (2).

Câu 7 (1,5 điểm): Từ văn bản trên ta có thể thấy rằng trong thời đại AI, khả năng sử dụng ngôn từ chính xác và rõ ràng đã trở thành một năng lực cốt lõi để khai thác sức mạnh công nghệ. Vậy em rút ra được bài học gì cho bản thân để sử dụng ngôn ngữ chính xác và rõ ràng?

PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm)

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ về việc sử dụng AI (trí tuệ nhân tạo) trong học tập của học sinh hiện nay

----- HẾT -----

Họ và tên học sinh: ……………………………………………………   Lớp: ……… Số báo danh: ……………………

V. HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần đọc

Yêu cầu

Điểm

Câu 1

Kiểu văn bản: văn bản nghị luận/ nghị luận xã hội

0,5

Hướng dẫn chấm: Học sinh ghi như trên được 0,5 điểm.

Câu 2

Câu mang luận điểm:

- Trong Đoạn (2):

+ Tuy nhiên, điều thú vị là sức mạnh to lớn này không tự nhiên mà có.

+ Điều này cho thấy, trong thời đại AI, khả năng sử dụng ngôn từ chính xác và rõ ràng không chỉ là một kỹ năng mềm đơn thuần nữa, mà đã trở thành một năng lực cốt lõi để khai thác sức mạnh công nghệ.

- Trong Đoạn (3): Khi cuộc cách mạng công nghiệp AI tiếp tục phát triển, khả năng sử dụng ngôn từ không chỉ là một nghệ thuật, mà là một kỹ năng mang tính chiến lược.

0,5

Hướng dẫn chấm: Học sinh ghi được: Đoạn (2) 01 câu: 0,25 điểm; đoạn (3) 01 câu: 0,25 điểm.

Câu 3

Lí lẽ và bằng chứng trong đoạn (2)

- Lí lẽ:

+ Sức mạnh của AI không tự nhiên mà có, nó cần được khai phá qua những câu lệnh được thiết kế tinh tế và chính xác.

+ Họ giống như những nhạc trưởng tài ba, biết cách điều phối dàn nhạc AI để tạo ra những bản hòa tấu hoàn hảo.

- Bàng chứng:

+ Và ở đây, tôi đã thấy một hiện tượng đáng chú ý trong đội ngũ làm việc của mình: những người thành công nhất trong vai trò Prompt Engineer - những chuyên gia "điều khiển" AI - không phải là các kỹ sư được đào tạo chuyên sâu về AI, mà là những chuyên viên nghiệp vụ ở độ tuổi 30, đặc biệt là những người có khả năng diễn đạt rõ ràng và tổ chức ý tưởng mạch lạc

+ Trong khi đó, đến phân nửa kỹ sư AI được đào tạo bài bản lại chưa phát huy được tốt năng lực AI dù chung một mô hình - không phải vì họ thiếu kiến thức kỹ thuật, mà vì họ chưa phát triển kỹ năng diễn đạt ý tưởng một cách hiệu quả.

0,5

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh ghi ra được như trên hoặc ghi ý tương đương.

- Học sinh ghi được 01 lí lẽ: 0,25 điểm; ghi 01 bằng chứng: 0,25 điểm

Câu 4

Nội dung bao quát của văn bản: Tầm quan trọng của việc sử dụng ngôn ngữ trong thời đại AI

1,0

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh diễn đạt như trên hoặc có cách diễn đạt tương đương: 1,0 điểm

- Học sinh không có câu trả lời hoặc trả lời không phù hợp thì không ghi điểm

Câu 5

- Lí lẽ, bằng chứng khách quan:

+ Cách mạng AI không chỉ tạo ra những công việc hoàn toàn mới, mà còn tái định nghĩa thế nào là sự chuyên nghiệp và hiệu quả trong công việc.

+ Họ không cần phải viết đoạn mã phức tạp, nhưng họ biết cách “nói chuyện” với AI để biến nó thành công cụ làm việc hiệu quả.

+ Những người giỏi hiểu và ra lệnh cho AI không phải là những siêu nhạc trưởng kỹ thuật, mà là những người có cái nhìn tổng quát, hiểu sâu nghiệp vụ và trên hết, biết tổ chức và truyền tải ý tưởng.

- Ý kiến đánh giá chủ quan

+ Khả năng sử dụng ngôn từ không chỉ là một nghệ thuật, mà là một kỹ năng mang tính chiến lược.

+ Những người có khả năng diễn đạt trôi chảy và chính xác sẽ nắm giữ lợi thế lớn hơn cả.

1,0

Hướng dẫn chấm: Học sinh ghi được 01 lí lẽ hoặc bằng chứng khách quan: 0,5 điểm; ghi được 01 ý kiến đánh giá chủ quan: 0,5 điểm.

Câu 6

Phân tích tác dụng của kiểu đoạn văn trong đoạn (2):

- Đoạn (2) là kiểu đoạn văn phối hợp có câu chủ đề đầu đoạn và câu cuối đoạn. Các câu còn lại giúp giải thích, chứng minh làm rõ vấn đề.

- Giúp người đọc dễ tiếp nhận nội dung văn bản, giúp người viết khẳng định chắc chắn vấn đề.

1,0

Hướng dẫn chấm: Học sinh chỉ ra được kiểu đoạn văn: 0,25 điểm; nêu được 01 tác dụng của kiểu đoạn văn: 0,75 điểm

Câu 7

Bài học (gợi ý):

- Rèn luyện kỹ năng diễn đạt ý tưởng một cách mạch lạc, rõ ràng, tránh tối nghĩa…

- Chú động trau dồi vốn từ qua việc đọc sách, báo và tham gia các hoạt động giao tiếp, thuyết trình…

- Luyện tập viết văn đúng ngữ pháp, chính tả, sắp xếp ý tưởng logic và trình bày khoa học, dễ theo dõi.

- Luôn cố gắng học hỏi và thực hành để sử dụng ngôn ngữ thật chính xác, rõ ràng.

1,5

Hướng dẫn chấm: Học sinh nêu được 01 bài học phù hợp: 0,75 điểm; 02 bài học phù hợp: 1,5 điểm.

Phần viết

a) Xác định đúng kiểu bài: nghị luận xã hội

0,5

b) Bố cục rõ ràng, mạch lạc:

- Có bố cục 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài)

- Thân bài được triển khai thành nhiều đoạn văn, mỗi đoạn một ý chính hoặc luận điểm chính.

- Có từ ngữ để liên kết các đoạn, chuyển ý phù hợp.

- Lựa chọn trình tự trình bày hợp lý (theo kiểu bài)

1,0

c) Hệ thống ý phù hợp, logic (một số gợi ý):

1,75

- Nêu vấn đề nghị luận, ý kiến chung của người viết.

0,25

- Ý nghĩa của việc sử dụng AI trong học tập của học sinh:

+ Hỗ trợ nâng cao hiệu quả học tập.

+ Tăng khả năng tiếp cận tri thức.

+ Phát triển kỹ năng công nghệ…

0,5

- Lạm dụng AI sẽ mạng lại tác hại cho học sinh:

+ Học sinh phụ thuộc vào AI, không tự tư duy, dẫn đến lười suy nghĩ.

+ Bài tập được làm sẵn, học sinh không rèn luyện được kĩ năng.

+ AI đôi khi cung cấp thông tin không chính xác hoặc không phù hợp.

+ Học sinh thiếu khả năng kiểm chứng thông tin…

0,25

- Tính đúng đắn của vấn đề: Cần sử dụng hợp lí để AI hỗ trợ học tập.

0,25

- Liên hệ: Học sinh liên hệ việc sử dụng AI trong học tập của bản thân.

- Mở rộng: Học sinh có thể mở rộng vấn đề tích hợp AI trong dạy học; sự quản lí, hỗ trợ của giáo viên và cha mẹ học sinh

0,25

- Ý nghĩa của vấn đề:

+ AI là công cụ hỗ trợ đắc lực nếu được sử dụng đúng cách.

+ Giúp học sinh phát triển kiến thức và kỹ năng một cách hiệu quả.

- Phương hướng hành động:

+ Học sinh cần học cách sử dụng AI có trách nhiệm, không lạm dụng.

+ Nhà trường và phụ huynh cần hướng dẫn và giám sát học sinh trong quá trình sử dụng AI

0,25

d) Diễn đạt, chính tả:

- Diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu.

- Sử dụng câu đúng ngữ pháp; từ ngữ chính xác, phù hợp.

- Không mắc lỗi chính tả

0,5

e) Sáng tạo: Bài làm có sáng tạo, biết sử dụng và kết hợp lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu.

0,25

Lưu ý:

- Trong phần c – Hệ thống ý phù hợp, logic, học sinh có thể sử dụng hệ thống ý khác hợp lí;

- Trên đây là gợi ý mang tính chất định hướng chung. Giám khảo căn cứ vào bài làm thực tế của học sinh, linh hoạt chấm điểm cho phù hợp

 

HƯỚNG DẪN CHẤM CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT

Học sinh chỉ thực hiện ở ĐỌC: Câu 1 – Câu 4: 1,0 điểm; Câu 5 – 7: 2,0 điểm

 

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

Liên kết

Quảng cáo